Tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng (Trang 66 - 68)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1.2.Tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu bảng 3.2, 3.3 và 3.4, cho thấy trị số tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình chung của 2 nhóm bệnh nhân lọc màng bụng và nhóm đối chứng tương tự nhau. Tỉ lệ bệnh nhân lọc màng bụng có 70% tăng huyết áp và phân theo độ như sau: với độ I là 45% và độ II là 15%, độ III là 10%. Nghiên cứu cũng nhận thấy huyết áp của bệnh nhân nam cao hơn người nữ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phòng nghiên cứu 80 bệnh nhân suy thận từ độ I đến độ VI thì tỉ lệ tăng huyết áp chung là 82,7% tập trung vào độ II (32,7%) và độ III (35,4%), tác giả Hoàng Việt Thắng tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn chung tại Huế là 86,9% và nhóm lọc máu là 81,1%, tác giả Đinh Thị Kim Dung tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu là 86,7% và tác giả Huỳnh Văn Nhuận tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu là 91,01% và tập trung vào tăng huyết áp độ III (59,55%) [7], [13], [15], [22].

Tăng huyết áp là một biến chứng thường gặp của suy thận mạn đòi hỏi phải kiểm soát để giảm tình trạng nặng của bệnh. Tác giả Ramos M, Gonzaler MT, Vera M. và cộng sự [97] nghiên cứu điều trị thiếu máu ở bệnh nhân lọc màng bụng nhận thấy có đến 93,9% bệnh nhân tăng huyết áp. Theo tác giả Levin A, Singer J, Thompson CR và Ross H. thì bệnh lý tim mạch là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn (bệnh nhân lọc máu và ghép thận). Tỉ lệ phì đại thất trái chiếm 87 - 90% ở bệnh nhân suy thận mạn [77]. Theo Robert NF, Patrick SP và cộng sự [100] có 70 - 80% bất thường thất trái trên bệnh nhân lọc máu và Một nghiên cứu tại Trung Quốc, tác giả Tian JP, Wang T, Wang H. và cộng sự [104] có từ 45,2 - 68,8% bệnh nhân lọc máu (chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng) có phì đại thất trái.

4.1.3. Thiếu máu

Kết quả nghiên cứu, bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy nồng độ Hemoglobin trung bình của bệnh nhân lọc màng bụng là 9,83 ± 1,7 g/dL. Tỉ lệ thiếu máu chung trong nghiên cứu (Hb < 12 g/dL) chiếm 90 %, chủ yếu thiếu máu nhẹ chiếm 40%. Nghiên cứu cũng ghi nhận có 13,3% bệnh nhân lọc màng bụng

thiếu máu nhiều (Hb < 8 g/dL) và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Phòng ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (90%), tác giả Huỳnh văn Nhuận cũng trên bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo (89,89%) [13], [15]. Tác giả Brian DB, Rachel BF, Justin MA. và cộng sự [36], trong nghiên cứu DOPPS từ năm 1996 đến 2004 cho thấy thiếu máu chung (Hb < 12 g/dL) ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo là 89,7%, theo tác giả Penne EL, Neekle C, Muriel PC. và cộng sự [93], cũng ghi nhận 90% bệnh nhân thiếu máu cần điều trị ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng (Trang 66 - 68)