Về phương diện trách nhiệm kinh tế

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hệ thống siêu thị tại việt nam (Trang 39 - 46)

Trách nhiệm kinh tế được Big C thể hiện rõ qua chính sách về giá, các sản phẩm thuộc nhãn hàng riêng và chương trình đưa hàng về nông thôn. Ngay từ chiến lược cạnh tranh về giá đã thể hiện một ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Một lẽ dĩ nhiên là lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một

doanh nghiệp, nhưng với Big C, lợi nhuận lại chính xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng. Phải khẳng định rằng người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Họ vừa có cơ hội mua sắm những sản phẩm giá rẻ phù hợp với thu nhập của mình vừa được tiếp cận với nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng. Mặt khác, người tiêu dùng còn được sử dụng nhiều dịch vụ ưu đãi, tiện ích như dịch vụ xe buýt, chở hàng miễn phí. Lợi ích quả thật không chỉ dừng lại ở yếu tố giá cả mà trọn vẹn trong rất nhiều việc làm khác mà Big C đang theo đuổi.

Những chương trình trên được thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp bởi nó gắn liền với mục tiêu sống còn của một doanh nghiệp. Nhưng đôi khi cũng vì do lợi nhuận mà mục đích cuối cùng của nó nhằm hướng tới cộng đồng không còn được vẹn toàn và hoàn hảo. Vẫn biết rằng Big C liên tục ra các chương trình khuyến mại nhằm thực hiện những cam kết về giá, tuy nhiên đôi khi kết quả của nó chỉ dừng lại ở những con số chứ không hẳn ở chất lượng chương trình. Khách hàng thường xuyên đến siêu thị mua sắm chắc hẳn nhận ra rằng Big C lúc nào cũng có những mặt hàng được thông báo giảm giá. Thế nhưng, vì diễn ra quá thường xuyên nên đôi khi những thông tin về các mặt hàng giảm giá trên các tờ catologue đôi khi cũng chỉ nhằm mục đích thông báo. Ý nghĩa chính của nó trong việc đem đến những thông tin giúp người tiêu dùng định hướng mua sắm dường như bị nhạt phai. Thêm vào đó, những phản hồi của khách hàng về những sai sót của siêu thị trong việc niêm yết gia, gia một số sản phẩm vẫn còn cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài gây ra nhiều nghi ngờ cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chương trình đưa hàng về nông thôn cũng có những hạn chế của nó. Số lượng của những chuyến đi này là không nhiều thế nên không thể cung ứng hết nhu cầu lớn của người dân địa phương. Trong khi đó, thời gian diễn ra chương trình là rất ngắn, thông thường chỉ khoảng 1 đến 2 ngày kết hợp với việc tuyên truyền còn hạn chế nên rất nhiều người tiêu dùng nông thôn vẫn không biết tới sự có mặt của những chuyến hàng này.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích tích cực mà chính sách về giá, về chương trình đưa hàng về nông thôn đem lại. Những bất cập mà người viết vừa đề cập ở trên chắc hẳn đã được ban lãnh đạo Big C biết được và sẽ sớm có cách giải quyết.

Với đường lối phát triển đúng đắn, Big C sẽ tiếp tục đóng góp nhiều những hoạt động có ý nghĩa hơn để đem đến thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, cho cộng đồng và toàn xã hội.

2.3.2 Về phương diện trách nhiệm pháp luật

Những cam kết về pháp luật luôn là những ghi nhận đáng tin nhất cho sự tham gia tích cực TNXHDN của một công ty, một doanh nghiệp. Big C cũng đã chứng minh cho cộng đồng và toàn xã hội điều đó thông qua việc hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, nỗ lực đạt được chứng chỉ HACCP và cùng tập đoàn Casino tham gia Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng vào thời điểm khó khăn như năm 2009, khi mà toàn bộ nền kinh tế đang trong cơn khủng hoảng kinh tế, Big C vẫn hoàn thành tốt nghĩa vụ mà chính phủ đề ra và còn được đứng trong danh sách 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Việc tham gia Hiệp ước toàn cầu cũng đã đem đến cho Big C một điểm khác biệt và thể hiện cao nhất quan điểm đồng lòng chung sức của Big C cũng như tập đoàn Casino trong mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất thành tựu trong việc thực hiện TNXHDN.

Tuy nhiên thật đáng tiếc khi mà Big C cũng như Tập đoàn Casino không tham gia bất cứ cam kết về TNXHDN chính thức nào như ISO 14000, Bộ luật ứng xử BSCI. Thiết nghĩ, đây là một việc làm thiết thực mang nhiều lợi ích cho cộng để cho công ty có định hướng rõ ràng và cũng tạo ra một áp lực khiến cho việc thực hiện TNXHDN được nghiêm túc và thường xuyên hơn. Hơn nữa, khi tham gia vào các cam kết này, việc đánh gia chuyên nghiệp của các chuyên gia sẽ đưa ra lời nhận xét xác đáng nhất giúp công ty nắm bắt được những điểm được cũng như những điểm còn hạn chế trong công tác đưa TNXHDN vào đời sống kinh doanh.

Tóm lại, mặc dù chưa có sự tham gia các cam kết quốc tế đi sâu trong lĩnh vực TNXHDN, Big C đã hoàn thành tốt trách nhiệm về pháp luật với cộng đồng để thể hiện vị trí và vai trò của một doanh nghiệp vì cộng đồng. Đó sẽ là tiền đề cơ bản cho Big C tiếp tục phát huy những thành tựu đáng ghi nhận của mình đối với hoạt động vì sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

2.3.3 Về phương diện trách nhiệm đạo đức

Có thể khẳng định đây là lĩnh vực mà Big C thực hiện tốt nhất và đạt được nhiều kết quả nhất trong công cuộc thực hiện TNXHDN. Một loạt kế hoạch mục, tiêu được đưa ra và đã được tiến hành thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Big C đối với đời sống và sự nghiệp của toàn thể nhân viên, với vấn đề bảo vệ môi trường đang là nỗi lo lắng của toàn nhân loại, với thương hiệu của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tất cả đều được Big C quan tâm, chú trọng, nỗ lực hết sức để đóng góp công sức của mình vào sự phát triển đất nước.

Big C là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phong trào tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ nhân viên phát triển tối đa sức sáng tạo cũng như thăng tiến trong công việc. Điển hình là mô hình tự đánh giá nghề nghiệp ACM mang nhiều yếu tố sáng tạo và đột phá. Hầu hết những chính sách ấy đều rất hợp lý nhưng đôi chỗ vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử việc trả lương cho nhân viên. Mức lương mà Big C trả cho người lao động khá cạnh tranh trên thị trường lao động nhưng với nhiều vị trí, mức lương ấy vẫn còn quá thấp. Ví dụ như lương của một nhân viên bảo vệ mới bắt đầu làm việc tại siêu thị Big C Nam Định chỉ dao động trong khoảng 1,5 triệu đồng nhưng tính chất công việc lại đòi hỏi người nhân viên phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như kinh nghiệm hay tình trạng sức khỏe. Không chỉ như vậy, Big C còn thường xuyên kéo dài thời gian làm việc của người lao động mà không có những chính sách như thưởng làm thêm ngoài giờ. Người lao động liên tục phải làm trong thời gian dài dưới môi trường tiếng ồn của tạp âm khiến cho họ rất dễ bị mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, nhân viên của các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm riêng còn chịu nhiều áp lực về doanh số khiến cho họ luôn phải làm việc vô cùng căng thẳng để đạt được chỉ tiêu đề ra. Ví dụ của chị Trần Thị Duyên là một trường hợp điển hình. Chị Duyên gia nhập đội ngũ Big C từ khi Big C Nam Định mới bắt đầu khai trương với vai trò là thư ký ban giám đốc. Sau một thời gian, chị đề đạt nguyện vọng xuống cửa hàng để trực tiếp tham gia quản lý và bán sản phẩm. Ban giám đốc Big C Nam Định đã đồng ý với nguyện vọng trên. Chị trực tiếp đảm nhận vai trò mới với tư cách là trưởng quầy quần áo trẻ em. Vốn là một ngành khó tiêu thụ,

kết hợp với nhiều yếu tố khác, số lượng của quầy quần áo trẻ em là tương đối thấp. Chị Duyên luôn phải chịu những lời chỉ trích gay gắt từ người lãnh đạo trực tiếp cũng như ban giám đốc Big C Nam Định. Cuối cùng, sau quãng thời gian 3 tháng làm việc, chị đã quyết định xin thôi việc chính thức từ tháng 5/2012. Mặc dù đã đóng góp rất nhiều cho công ty và đã nỗ lực rất nhiều, nhưng chị vẫn phải đưa ra quyết định khó khăn trên. Thiết nghĩ rằng, doanh số là yếu tố quan trọng, nhưng tấm lòng nhiệt thành của người lao động với công ty mới là điều đáng quý. Big C nên tìm hiểu và đưa ra những biện pháp thích hợp để nâng cao doanh số của các mặt hàng khó tiêu thụ chứ không thể đặt hết gánh nặng đó lên vai người lao động. Đôi khi, dù lương bổng có cao đến đâu chăng nữa nhưng môi trường làm việc quá gò bó, quá căng thẳng cũng không thể níu chân những nhân tài giỏi. Đây là bài học đắt giá cho những nhà lãnh đạo Big C để họ tự suy ngẫm và đưa ra nhiều biện pháp quản trị nhân lực có hiệu quả cao nhất.

Đối với chuỗi chương trình bảo vệ môi trường, tất cả đều mang tính xây dựng thiết thực đối với công ty và cộng đồng. Trong đó phải ghi nhận nỗ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc quyết định xây dựng tòa nhà tiết kiệm điện năng tại các siêu thị Big C Nam Định, Big C Vĩnh Phúc, Big C Hải Dương…Đây là dự án được thực hiện đầu tiên trong hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam. Với khối lượng tiêu thụ điện khổng lồ, chi phí mà Big C bỏ ra cho dự án là rất lớn. Đổi lại Big C nhận được kết quả lâu dài. Đó mới chính là cái đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Còn với dự án thu gom pin đã qua sử dụng, kết quả đạt được cũng rất khả quan khi số lượng pin thu gom lên tới hơn 100 kg trong một đợt phát động. Tích cực hơn nữa là Big C chủ động đặt các thùng đựng pin tại siêu thị để tạo thói quen cho người tiêu dùng và đội ngũ nhân viên có ý thức loại bỏ pin không sử dụng nữa một cách an toàn với môi trường và sức khỏe con người nhất. Thế nhưng, dường như sự có mặt của các thùng gom pin không theo mong muốn của những người thực hiện. Người tiêu dùng hiếm khi nhớ đến việc mang pin đi bỏ vào thùng mỗi lần đến siêu thị, thậm chí đến nhân viên hằng ngày làm việc tại siêu thị cũng khó lòng tạo cho mình thói quen có ích đó. Một giải pháp cho vấn đề này là siêu thị nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình thu gom pin để giúp cho người tiêu dùng hình thành thói quen bỏ pin đúng chỗ. Có như vậy, mục đích của chương trình này mới đạt được những kết quả khả quan.

Một vấn đề nữa mà Big C cũng cần quan tâm là việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như việc Big C vẫn bày bán một số sản phẩm không được khuyến cáo tiêu dùng. Trong năm 2011, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về việc thạch rau câu hương vị khoai môn Taro chứa chất tạo đục DEHP có nguy cơ gây ung thư. Nhiều siêu thị lớn đã lập tức thu hồi sản phẩm này. Tuy nhiên siêu thị Big C Nam Định vẫn bày bán công khai. Khi được hỏi về vấn đề này, nhân viên phụ trách bán cửa hàng tại siêu thị vẫn còn trả lời thiếu trách nhiệm “tùy từng đại lý mới thu hồi” (Thạch Taro vẫn được bán ở Big C Nam Định 2011). Sự vô tình của siêu thị khiến cho người tiêu dùng cảm thấy lo ngại. Bởi theo suy nghĩ của nhiều người, các sản phẩm trong siêu thị đã được kiểm soát gắt gao, nên khi đi mua hàng, khách hàng chỉ chủ yếu xem màu sắc cũng như ngày tháng sử dụng chứ không mấy khi để ý sản phẩm có được bày bán hay không. Siêu thị Big C cần có những biện pháp triệt để hơn nữa để bảo vệ danh tiếng công ty, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2.3.4 Về phương diện trách nhiệm cộng đồng.

Big C đã thật sự ghi điểm trong khía cạnh này ghi tổ chức thành công cuộc thi “Big C cộng đồng”. Đây là một chương trình hoàn toàn mới với Big C cũng như với nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều hoạt động vì cộng đồng đã được thực hiện tại nhiều công ty nhưng hiếm có công ty nào tổ chức một cuộc thi về cộng đồng với quy mô lớn và triển khai ngay những ý tưởng ấy vào cuộc sống như Big C. 8 giải thưởng dành cho 8 dự án được đánh giá mang tính chất vì xã hội nhất đã được tiến hành với tổng kinh phí 320 triệu đồng. Mỗi dự án là một niềm ấp ủ của người thực hiện với mong muốn gây dựng một điều gì đó có ý nghĩa, đem đến một điều gì đó mới trong cuộc sống của những con có cuộc đời kém may mắn hoặc chịu những nỗi lo về đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu, việc thực hiện các dự án đôi khi vẫn vấp phải một số khiếm khuyết. Đơn cử như việc thực hiện dự án: Tập huấn kỹ năng sống cho thanh thiếu niên khiếm thị. Với mục đích trang bị cho thanh niên khiếm thị những kỹ năng cần thiết để họ tự đứng vững trên đôi chân của mình, một danh sách các bài học đã được đưa ra gồm kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…Thế nhưng, nếu so sánh số tiền 40

triệu dành cho dự án với số lượng kiến thức học được thì có vẻ quá khập khiễng bởi đây cũng chỉ là kiến thức lý thuyết trên sách vở, thiếu tính thực tiễn. Điều quan trọng nhất và thiết thực nhất nên làm cho họ là giới thiệu họ vào làm việc ở những doanh nghiệp, những công ty có tiêu chí tuyển dụng người lao động khuyết tật. Với số tiền như trên, Big C có thể dành cho một việc làm khác có tính hiệu quả cao hơn như xây dựng một căn nhà tình nghĩa hoặc mở một xưởng dạy nghề cho chính những trẻ em khuyết tật vừa đào tạo.

Bên cạnh đó, chương trình mà các dự án tham gia dự thi vẫn chưa có sự đa dạng ở nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội. Trong số 8 dự án được trao giải, có tới 6 dự án liên quan đến vấn đề hướng nghiệp và trang bị kiến thức cho người khuyết tật, khiếm thị, chỉ có hai dự án là hướng tới việc phát triển đời sống cộng đồng. Vẫn biết rằng người khuyết tật, người khiếm thị là những đối tượng rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng. Thế nhưng không phải lúc nào sự quan tâm thể hiện qua việc hỗ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng là quan trọng tốt. Có lẽ điều mà họ cần hơn cả là sự giang rộng vòng tay của xã hội đón nhận họ, đưa họ sống và làm việc trong một môi trường như bất cứ những người bình thường khác. Ban lãnh đạo Big C đã có chính sách rất tiến bộ là tuyển dụng những người khuyết tật vào làm việc tại siêu thị, vậy tại sao chỉ dừng lại ở việc mở ra các khóa học lý thuyết mà không tạo điều kiện cho họ làm việc ngay tại công ty? Tại sao những người đứng đầu Big C với ý tưởng đầy nhân văn khi tổ chức cuộc thi này không kết hợp sáu dự án đó thành một hoặc hai chương trình thực tế, điều đó sẽ giúp cho công ty bớt được chi phí và có thể

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hệ thống siêu thị tại việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w