TNXHDN. Nhiều mặt hàng niêm yết trong siêu thị có giá cao hơn so với những cửa hàng tạp hóa bên ngoài, có hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng xuất hiện. Đặc biệt, hoạt động quản lý chất lượng, khuyến mại, quảng cáo tại siêu thị còn tồn tại nhiều bất cập (Siêu thị Việt Nam chưa có tính bền vững về chất lượng 2011). Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và những cam kết thực hiện TNXHDN mà siêu thị đã tham gia.
3.2.2 Những khó khăn trong việc thực hiện TNXHDN tại hệ thống siêu thịViệt Nam Việt Nam
Không ai có thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện các hoạt động xã hội xã hội trong quá trình phát triển kinh doanh của hệ thống các siêu thị trên thị trường Việt Nam. Nhưng như đã phân tích ở trên, chỉ một số rất ít các siêu thị quan
trâm đến vấn đề này. Điều đó cho thấy thực hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp quan tâm đến cộng đồng không phải là một việc quá dễ dàng. Xung quanh vấn đề này, vẫn còn có những khó khăn, cản trở và những bất cập. Khó khăn chủ yếu mà các siêu thị đang gặp phải là sự khan hiếm về nguồn lực bởi vấn đề về tài chính luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Quy mô của nguồn lực tài chính sẽ dẫn đến một số những khó khăn sau:
Khó khăn trong việc xác định ưu tiên: Trong điều kiện bình thường, một siêu thị có thể không cần tính toán nhiều khi thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội. Đối với họ, một phần nguồn quỹ danh cho các hoạt động cộng đồng luôn hiện hữu trong nguồn ngân sách. Tuy vậy, trong những tình huống hạn hẹp về nguồn lực, đặc biệt là trong ngắn hạn thì câu hỏi đặt ra là siêu thị nên ưu tiên để tồn tại trước hay ưu tiên dành nguồn lực cho xã hội trước. Sự ưu ái dành cho xã hội trong khi công việc kinh doanh đang còn bộn bề đôi khi sẽ làm cho siêu thị mất đi hình ảnh đẹp trong mắt những người lao động. Trong khi đó, đảm bảo cuộc sống của cán bộ nhân viên trong siêu thị cũng là một phần thể hiện sự quan tâm đối với xã hội một cách hữu ích và thiết thực.
Khó khăn trong việc xác định thời gian của một chương trình xã hội: Mỗi siêu thị đều có thể một kế hoạch thực hiện các hoạt động xã hội nhưng câu hỏi đặt ra là hoạt động đó sẽ tồn tại trong thời gian bao lâu. Một nghịch lý khác là nếu siêu thị không tập trung làm chương trình với quy mô đủ lớn trong một thời gian ngắn thì hiệu quả sẽ không nhiều, thậm chí bị vô hiệu hóa. Ở thái cực khác, nếu làm tập trung trong thời gian ngắn thì sẽ không còn nguồn lực để bảo trì hoạt động trách nhiệm xã hội. Đôi khi vì quá hạn hẹp về nguồn lực mà các chương trình dù ngắn hạn hay dài hạn bị bỏ dở giữa chừng gây nên sự lãng phí về nguồn lực và nhân lực.
Khó khăn trong việc đo lường kết quả: Khác với các kết quả trong lĩnh vực tự nhiên, kết quả chương trình trách nhiệm xã hội thường là vô hình và không dễ đo đếm. Một chương trình trách nhiệm xã hội đáp ứng tiêu chí thế nào thì được coi là thành công đang là một câu hỏi mở và sẽ vẫn tiếp tục là câu hỏi khó trả lời. Thông thường siêu thị thường đánh giá kết quả thông qua những con số định lượng như số
người nghèo được hỗ trợ trong chiến dịch, số hộ gia đình được xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch miễn phí. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì việc giúp đỡ cộng đồng vẫn còn rất hạn chế. Còn rất nhiều người nghèo, rất nhiều gia đình khó khăn, rất nhiều những dự án bảo vệ môi trường nữa cần có sự giúp đỡ của doanh nghiệp. Bởi vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội là một việc tốt, nhưng thực hiện thế nào và kết quả ra sao vẫn còn đang gặp phải rất nhiều bất cập.
Khó khăn trong việc quản trị dự án: Chương trình trách nhiệm xã hội thường được thực hiện theo hình thức một hoặc nhiều dự án. Bản chất của các dự án trách nhiệm xã hội lại có nhiều bên liên quan, với những động cơ khác nhau. Vì vậy, năng lực quản trị dự án là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của chương trình trách nhiệm xã hội. Trong quản trị dự án, việc phân tích các bên liên quan, xác nhận động cơ, xây dựng chiến lược thu hút sự tham gia cũng như tạo ra tính sở hữu của đối tượng tiếp nhận ở cộng đồng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình.