Khu vực TP Hồ Chí Minh có sông lớn Đồng Nai, Sài Gòn chảy qua và một số kênh rạch cả ở trung tâm thành phố và vùng ngoại thành. Bản đồ hệ thống kênh rạch nhƣ Hình 3-1.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch TP Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hƣởng dao động bán nhật triều không đều của Biển Đông. Mực nƣớc đỉnh triều tại trạm Phú An cao khoảng 1,60m.
Các sông lớn gồm:
- Sông Đồng Nai có tổng chiều dài 628 km, diện tích lƣu vực 41.000 km2; - Sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 280km, diện tích lƣu vực 4.500 km2; - Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lƣu vực 6.300 km2, chiều dài 283 km; - Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích lƣu vực 6000 km2 dài 235 km;
- Các nhánh sông ven biến nhƣ sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Thị Vải.
Trong khu vực nội thành cũ và vùng ven có 5 kênh tiêu chủ yếu sau:
- Rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè; - Rạch Tân Hóa - Lò Gốm;
- Rạch Tàu Hủ - Bến Nghé và Kênh Đôi - Kênh Tẻ; - Rạch Nƣớc Lên - Rạch Bến Cát;
Hình 3-1: Bản đồ mạng lƣới sông, kênh, rạch TP Hồ Chí Minh
Trong khu vực nội thành mới (Thủ Đức cũ) có hệ thống kênh tiêu chủ yếu sau:
Rạch Chiếc - Rạch Ông Hồng - Rạch Trau Trảu, Sông Tắc, Rạch Ông Nhiêu, Rạch Ông Kiên - Rạch Bà Cua - Rạch Ông Gay, Rạch Kỳ Hà, Rạch Giồng Ông Tố, Rạch
Gò Công và Rạch Gò Dƣa.
Khu vực Bắc và Tây Nam trung tâm thành phố: có các rạch nhƣ rạch Bến Mƣơng - Láng The, Rạch Tra, Thầy Cai, An Hạ, Kênh C, Kênh Ngang.
Khu vực Nam sông Bến Lức: Giới hạn bởi sông Bến Lức ở phía Bắc, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ở phía Đông, sông Vàm Cỏ ở phía Tây và Nam. Trong khu vực này có nhiều rạch chằng chịt nối liền với nhau. Đáng chú ý các rạch Cần Giuộc và Cây Khô là 2 trục tiêu chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực phía Nam và Tây Nam của TP Hồ Chí Minh.
Khu vực Cần Giờ: Ngoài các sông lớn đã kể ở phần trên, trong khu vực Cần Giờ còn có rất nhiều sông rạch nối tiếp theo nhiều hƣớng khác nhau. Hƣớng chuyển tải dòng nƣớc từ sông Đồng Nai và sông Lòng Tàu ra biển Đông chủ yếu nhờ các sông rạch nhƣ: Sông Vàm Sát, Rạch Lá,Sông Dừa, Sông Đồng Tranh.