Nhận xét về ứng dụng các mô hình toán trong các dự án chống ngập

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thích hợp cho tính toán hệ thống công trình tổng hợp tiêu thoát nước đô thị vùng ảnh hưởng triều (Trang 114 - 116)

Qua xem xét việc thực hiện các dự án, đề tài thấy rằng những dự án quy hoạch tổng thể tiêu nƣớc TP Hồ Chí Minh, dự án cải tạo môi trƣờng nƣớc Nam thành phố và đề tài nghiên cứu khoa học đã sử dụng cả hai mô hình toán là mô hình thủy lực sông kênh và mô hình cống ngầm đô thị nhằm giải quyết vấn đề tính toán tiêu thoát nƣớc đô thị. Những nghiên cứu lập các mô hình một cách riêng biệt, sử dụng tính toán mô hình cống ngầm làm đầu vào cho bài toán thủy lực sông kênh và sử dụng kết quả tính toán thủy lực sông kênh làm điều kiện biên cho bài toán cống ngầm. Với cách thức tính toán nhƣ vậy sẽ giả thiết những điểu kiện nhất định đối với mỗi bài toán. Chẳng hạn, các phƣơng án của bài toán thủy lực sông kênh coi kết quả mô hình tính toán cống ngầm nhƣ nhau trong các trƣờng hợp, thực tế sự thay đổi mực nƣớc kênh làm thay đổi lƣợng dòng chảy từ hệ thống cống ngầm các

phƣơng án. Đối với mô hình cống ngầm khi thay đổi các phƣơng án cải tạo hay bổ sung cống thoát nƣớc đã coi mực nƣớc tại cửa cống là điều kiện biên có quá trình xác định không biến đổi, không phụ thuộc lƣợng nƣớc tiêu thoát từ hệ thống cống. Việc tách rời hai mô hình gây sai số nhất định đến kết quả tính toán cũng nhƣ làm phức tạp các phƣơng án kết hợp giải pháp cống ngăn triều trên sông kênh và biện pháp cải tạo cống ngầm thoát nƣớc mƣa.

Dự án quy hoạch tổng thể-JICA chủ yếu sử dụng mô hình cống ngầm, ít chú trọng mô hình thủy lực sông kênh nên đã bộc lộ nhƣợc điểm về thông số mực nƣớc thiết kế khi chƣa xem xét toàn diện các tác động ngoại lai nhƣ vận hành điều tiết lũ thƣợng nguồn, nƣớc biển dâng từ biển hay các phƣơng án chống ngập bằng công trình ngăn triều đối với hệ thống cống ngầm.

Dự án Quy hoạch chống ngập (Bộ NN&PTNT) sử dụng mô hình thủy lực sông kênh xem xét các phƣơng án ngăn triều tạo điều kiện cho bài toán tiêu thoát nƣớc từ cống ngầm mà chƣa xem xét khả năng tiêu nƣớc của các hệ thống cống ngầm với điều kiện mực nƣớc sông kênh một mức độ hợp lý.

Đề tài nghiên cứu khoa học về giải pháp tiêu nƣớc cho thành phố xem xét các phƣơng án tổng thể từ điều kiện điều tiết lũ thƣợng nguồn, triều biển và mƣa nội vùng nhƣng sử dụng chủ yếu là mô hình thủy lực sông kênh nghiên cứu các giải pháp và dùng mô hình cống ngầm cho một số khu vực đô thị trung tâm. Đề tài đánh giá nghiên cứu nối ghép mô hình cống ngầm và thủy lực sông kênh là phƣơng pháp mới trong tính toán tiêu thoát nƣớc đô thị. [4]

Trong các mô hình ứng dụng thì việc tính toán mƣa-dòng chảy đều đƣợc tính toán riêng biệt (theo các công thức thực nghiệm phổ biến nhƣ Cƣờng độ giới hạn) hay tính bằng mô hình mƣa-dòng chảy (dạng NAM hay Urban) và nhập lƣu vào các nút kênh, cống hay nút trữ của mô hình. Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm chuyên gia vì các khu vực đô thị không có số liệu đo dòng chảy để kiểm nghiệm kết quả tính toán mƣa-dòng chảy.

Các nhà khoa học khi quan tâm giải quyết bài toán tiêu thoát nƣớc vòng ngoài (cống trên kênh) đã luận chứng phƣơng pháp khoa học phân lớp bài toán

vòng ngoài với bài toán vòng trong (cống ngầm) bởi bài toán vòng trong còn nhiều yếu tố chƣa xác định nên chƣa giải quyết bài toán vòng trong một cách đồng bộ, đồng thời cũng khẳng định nếu liên hợp đƣợc cả hai bài toán vòng ngoài và vòng trong thành mô hình tổng hợp thì thật hoàn hảo. Ý tƣởng này sẽ đƣợc hiện thực hoá bằng công cụ mô hình DELTA-P mô phỏng đồng thời cả hệ thống sông kênh và cống ngầm.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thích hợp cho tính toán hệ thống công trình tổng hợp tiêu thoát nước đô thị vùng ảnh hưởng triều (Trang 114 - 116)