Ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghiệp dệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 43 - 44)

Chitosan là một polyme sinh học đã chứng tỏ được giá trị trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt do hoạt tính kháng vi sinh vật của nó đối với nhiều loại vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, một hạn chế trong ứng dụng chitosan trong các xử lý hoàn tất là khối lượng phân tử cao với các liên kết hydro mạnh trong và giữa các phân tử, làm cho nó không tan và khả năng phản ứng hạn chế. Đa số các loại chitosan thương mại hiện nay đều có khối lượng phân tử trên 100kDa, cần phải được cắt mạch thành các phân đoạn có khối lượng phân tử thấp hơn theo yêu cầu ứng dụng thực tiễn.

Để tăng hiệu quả và khả năng ứng dụng của chitosan trong một số lĩnh vực, cũng như trong ngành dệt may, người ta thường sử dụng các phân đoạn chitosan có khối lượng phân tử thấp đạt được bằng cách cắt mạch với các phương pháp vật lý, hóa học [72], phân hủy enzyme [23] và chiếu xạ [24], trong đó chiếu xạ là cách tiếp cận hiện đại, thân thiện, có thể thực hiện được đối với cả chitosan ở trạng thái rắn cũng như dạng dung dịch, đồng thời có thể điều chỉnh kích thước phân tử của polyme theo điều kiện chiếu xạ. Giống như các polyme khác, bức xạ có thể đồng thời gây ra các phản ứng cắt mạch và khâu mạch trong và giữa các phân tử chitosan, tuy nhiên phản ứng cắt mạch chiếm ưu thế khi chitosan được xử lý bằng tia gamma.

Những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về bức xạ ion hóa cùng với khả năng cung cấp an toàn và tin cậy các nguồn bức xạ có hoạt độ cao đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các ứng dụng xử lý chiếu xạ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiếu xạ thanh tiệt trùng, bảo quản lương thực thực phẩm, làm sạch môi trường đến các ứng dụng xử lý biến tính, tạo mới vật liệu chức năng dùng trong các ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp dệt may.

31

Kỹ thuật chiếu xạ sử dụng các hiệu ứng vật lý, hóa học và sinh học của tia phóng xạ (thường sử dụng các tia X từ máy phát tia X, tia gamma từ nguồn 60

Co [47, 92], hay chùm điện tử gia tốc từ máy gia tốc) tác động lên vật chiếu để gây ra những thay đổi nhất định theo mục đích con người. Với ưu điểm là có thể xử lý khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn, dễ dàng kiểm soát và không làm tiêu hao nguyên liệu chiếu, kỹ thhuật chiếu xạ đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi từ giữa thế kỷ trước. Kỹ thuật chiếu xạ được ứng dụng có ích nhất trong các ngành công nghiệp, y tế, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 43 - 44)