Trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 27)

Trong lĩnh vực này, chitosan có thể dùng như một thành phần chính trong thuốc trừ nấm bệnh để bảo quản quả, hạt giống chống lại sâu bệnh cho cây hay sản xuất các chế phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng cho lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh.

- Chất làm trong nước quả và bia. - Thành phần thực phẩm chức năng. - Thu hồi protein.

- Tách hỗn hợp rượu nước.

- Màng bọc và màng nhúng bảo quản [2, 13].

Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng chitosan cũng đã được xúc tiến trong những năm gần đây. Một số viện nghiên cứu chuyên ngành như Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện hóa học công nghiệp, Viện Công nghiệp thực phẩm, Viện Công nghệ sau thu hoạch và các trường đại học đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng chitosan trong những ứng dụng khác nhau. Chitosan có thể được sử dụng làm màng bao gói bảo quản, hoặc làm chất phụ gia để mang lại hoạt tính kháng vi sinh vật cho màng nhúng, màng bọc trong công nghệ bảo quản thực phẩm.

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) đã bắt đầu nghiên cứu về tính kháng khuẩn của chitosan chiếu xạ từ những năm 1999. Các nghiên cứu đều cho thấy khả năng nâng cao hoạt tính kháng khuẩn của chitosan dùng làm dung dịch nhúng hoặc tạo màng bọc bảo quản quả tươi. Một số loại bông băng y tế dựa trên nền chitosan và màng phủ vết bỏng đã được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở một số cơ sở y tế như Viện Quân Y 175, Viện Bỏng Quốc gia… Trong những năm qua, Viện NLNTVN đã tạo được các dung dịch nhúng cũng như các tấm màng mỏng chứa chitosan để bảo quản quả tươi [13, 14] và đã phối với với một số cơ sở nghiên cứu khác chế tạo thành công màng chữa bỏng từ poly Polyvinylpyrrolidone (PVP) một polyme hòa tan trong nước và chitosan dựa trên công nghệ bức xạ [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 27)