Một số tiêu chuẩn phương pháp thử đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu dệt, đang sử dụng trên thế giới được giới thiệu trong bảng 1.6.
Bảng 1.5: Các tiêu chuẩn phương pháp thử đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu dệt
Phương pháp Phạm vi ứng dụng Ghi chú
SN 195920 - 1992 Vải dệt: đánh giá khả năng kháng khuẩn
Khuếch tán đĩa thạch, đánh giá nửa định lượng SN 195921 - 1992 Vải dệt: đánh giá khả năng kháng khuẩn
AATCC 30 – 1993 Vật liệu dệt: khả năng chống nấm, mục nát, thối rữa AATCC 147 – 2004 Vật liệu dệt: đánh giá khả năng kháng khuẩn bằng
phương pháp vạch song song
AATCC 90 – 1982 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của vải. Phương pháp đĩa thạch
33
JIS L 1902 – 1998 Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn cho ngành dệt.
SN 195924-1983 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của vải dệt theo
phương pháp đếm khuẩn lạc Đánh giá
định tính XP G39 – 010-2000 Xác định và đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật
liệu dệt và bề mặt polyme
AATCC 100 – 2004 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của vải được xử lý
hoàn tất kháng khuẩn. Đánh giá
định lượng ASTM E2149-01 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của vải được xử lý
hoàn tất kháng khuẩn.
JIS Z 2911 -1992 Phương pháp đánh giá khả năng chống nấm. Đánh giá bằng phương pháp trộn
đất ISO 846 – 1997 Đánh giá hoạt động của vi sinh vật trên nhựa plastic
ISO 11721-1-2001 Đánh giá độ bền của hàm lượng xenlulo
Ngoài một số tiêu chuẩn được giới thiệu trong bảng trên, còn một số phương pháp khác đã được các nhà khoa nghiên cứu và áp dụng, nhưng chưa được tiêu chuẩn hóa.
Tuy nhiên, bảng 1.4 cho thấy các nghiên cứu xử lý hoàn tất kháng khuẩn cho vật liệu dệt chủ yếu sử dụng phương pháp ASTM E 2149 (7/19 tài liệu tham khảo), AATCC 100 (2/19 tài liệu tham khảo) và AATCC 147 (1/19 tài liệu tham khảo) để đánh giá tính kháng khuẩn của vải trước và sau xử lý.
1.5.1.1 Phương pháp định lượng AATCC 100 - 2004 [19]
a) Nguyên lý đánh giá
Mẫu vải được nuôi cấy với loại vi khuẩn chọn làm thí nghiệm, sau khi nuôi cấy, vi khuẩn được phân lập ra khỏi vải bằng cách lắc trong dung dịch trung hòa. Số vi khuẩn trong dung dịch sẽ được xác định, và phần trăm vi khuẩn suy giảm sẽ được tính toán.
b) Đánh giá kết quả
Tỷ lệ vi khuẩn suy giảm theo công thức sau:
R (%) = 100(B-A)/B (1.1) Trong đó:
R: Tỷ lệ vi khuẩn suy giảm,
A: Số lượng vi khuẩn có trong mẫu vải đã được xử lý kháng khuẩn sau thời gian nuôi cấy (18 hoặc 24 giờ),
B: Số lượng vi khuẩn có trong mẫu vải đã được xử lý kháng khuẩn ngay sau khi cấy vi khuẩn (0 giờ tiếp xúc).
R (%) = 100(C-A)/C (1.2) C: Số lượng vi khuẩn có trong mẫu vải không xử lý kháng khuẩn ngay sau khi cấy vi khuẩn (0 giờ tiếp xúc).
Nếu C và B tương tự nhau thì chọn số lượng lớn hơn. Nếu như B và C không khác nhau nhiều lắm thì sử dụng giá trị trung bình của B và C.
D = (B+C)\2 (1.3) R= 100(D-A)/D (1.4)