Phương pháp so sánh khối lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 48 - 49)

Cơ sở của phương pháp là so sánh khối lượng của vải bông trước và sau xử lý kháng khuẩn. Để thực hiện phương pháp này chỉ cần thiết trang bị một cân phân tích với độ chính xác 10-4.

Deepti Gupta và Adane Haile [35] đã sử dụng phương pháp này để so sánh mức tăng khối lượng của vải bông xử lý bằng chitosan (CH) với khối lượng của vải xử lý bằng carboxymethyl chitosan (CMCH).

Trong nghiên cứu này: các mẫu vải bông sau khi xử lý kháng khuẩn bằng CH hoặc CMCH được giặt sạch bằng nước cất, sấy khô và giữ ở điều kiện tiêu chuẩn trong 24 giờ. Cân khối lượng của các mẫu vải sau xử lý kháng khuẩn so sánh với khối lượng của mẫu vải trước xử lý.

Hình 1.8: Khối lượng tăng thêm của vải bông ở các nồng độ CMCH/CH khác nhau (nguồn :[35])

Nồng độ CMCH/CH (g/l) Khối lượng t hê m và o (% )

36

Hình 1.8 giới thiệu kết quả nghiên cứu về sự tăng thêm khối lượng của vải bông sau xử lý với CH/CMCH. Kết quả trên hình 1.8 cho thấy: tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa nồng độ của CMCH/CH và tỷ lệ tăng khối lượng vải, trong đó, vải bông xử lý bằng CH có khối lượng tăng cao hơn khi xử lý bằng CMCH. Nhóm tác giả cho rằng kết quả này có thể liên quan đến độ nhớt và khả năng hòa tan của CH và CMCH. Chitosan không có ái lực với với vải bông mà chỉ được giữ trên đó bằng liên kết Hydro và lực Van Der Waals. Mặt khác, trong môi trường axit, có thể liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa nhóm hydroxyl của xenlulo và các nhóm cacboxylic của CMCH ở nhiệt độ cao (150oC), giúp cho CMCH liên kết với vải tốt hơn.

- Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp thực hiện đơn giản.

- Hạn chế của phương pháp: Yêu cầu cân có độ nhạy rất cao, kết quả đòi hỏi phải có độ chính xác cao vì khối lượng mẫu vải trước và sau xử lý có thể chỉ khác nhau một vài phần nghìn.

Phương pháp này không được đề cập nhiều trên các nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ chiếu xạ tia gamma trong ngành dệt (Trang 48 - 49)