Một số mô hình đổi mới chuyên trang

Một phần của tài liệu Thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 84 - 89)

Các giải pháp nâng cao nội dung và hình thức trang Nghề báo như trên cùng với quá trình phụ trách chuyên trang, tác giả luận văn có thể được xây dựng được một số mô hình mới nhằm phát triển chuyên trang theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với tình hình thực tế.

Theo nhà báo Lê Như – báo Tiếng nói Việt Nam: Cùng với việc gia tăng lượng thông tin thì trình bày cần ấn tượng và lôi cuốn hơn. Bạn đọc giờ đây

có quá nhiều sự lựa chọn nhưng lại quá ít sự kiên nhẫn để đọc, họ cần thông tin tối đa trong lượng chữ tối thiểu. Đôi khi họ chỉ “lướt báo” để tìm thông tin chứ không “đọc báo” nên bài viết cần ngắn hơn (các bài hiện nay trên Nghề báo thường theo thể phỏng vấn và chiếm trọn trang - quá dài). Trong trường hợp bài không thể viết ngắn thì cũng nên tạo cảm giác ngắn trong trang bằng cách mở nhiều “cửa sổ” để độc giả đỡ “mệt”.(Xem thêm mục lục 3). Do đó, trang nghề báo được xây dựng theo tiêu chí chia nhỏ nhiều chuyên mục với những bài viết ngắn gọn, dễ đọc, dễ tiếp nhận trong một hình thức trình bày bắt mắt và hài hòa.

Cụ thể xin được giới thiệu hai mô hình chuyên trang dưới dạng maket cơ bản sau:

Với mô hình trên sẽ đáp ứng về sự đa dạng thông tin, xây dựng được các chuyên mục ổn định và đặc biệt là có thêm chuyên mục mới, ngắn gọn, súc tích nhưng thiết thực như chuyên mục làm báo thời hiện đại. Trong diện tích một chuyên trang, tác giả xây dựng tới 3 chuyên mục chính: Gương mặt nhà báo, chuyện nghề, làm báo thời hiện đại… cùng với 3, 4 tấm ảnh và các box thông tin, các biểu đồ (nếu có) là một maket khá chuyên nghiệp. Với maket này nội dung thông tin được nhiều hơn, đồng thời việc trình bày trang cũng thoáng, đẹp và hợp lý, cân đối hơn.

Đây là mô hình được tác giả định hướng xây dựng trong tương lai sau khi thông qua BBT báo. Ở maket này, trang nghề báo được chia thành hai trang đôi và có phần đa dạng, sinh động hơn. Theo đó, nội dung thông tin trên chuyên trang được xây dựng thông qua các chuyên mục ổn định như: Gương mặt người làm báo, Chuyện tác nghiệp, Góc nhìn nhà báo, Làm báo thời hiện đại cùng với 4, 5 tấm ảnh, box thông tin, biểu đồ, sơ đồ (nếu có). Điểm đặc biệt trong maket hai trang này là có chuyên mục Góc nhìn nhà báo. Đây sẽ là chuyên mục hấp dẫn và cần sự tham gia của các cộng tác viên là các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, là những nhà báo có kinh nghiệm trao đổi và phân tích về những sự kiện, vấn đề nóng trong tuần. Góc nhìn nhà báo vừa đáp ứng được nhu cầu nâng cao tính thời sự cho chuyên trang, vừa “kéo” được lượng cộng tác viên, những cây bút có nghề….làm phong phú, sinh động cho chuyên trang. Còn với chuyên mục Làm báo thời hiện đại sẽ là chuyên mục hứa hẹn những mới mẻ và tính chuyên nghiệp cho chuyên trang nghề báo xưa nay vốn nặng về phong cách làm báo truyền thống. Trong chuyên mục sẽ giới thiệu các xu hướng phát triển mới, mô hình tòa soạn mới trong nước và quốc tế, cách thức tác nghiệp mới trong thì đại số hóa báo chí…Và chuyên mục này cũng cần sự cộng tác của nhiều nhà báo để tạo nên sự đa dạng cho chuyên trang.

Với mô hình 2 trang, việc thông tin toàn cảnh về đời sống báo chí, diễn đàn dành cho những người làm báo sẽ tòan diện và kịp thời hơn. Tất nhiên để mô hình này thành công, việc kêu gọi sự cộng tác của nhiều cây viết trong làng báo là điều quan trọng nhất. Điều đó cũng phần nào liên quan đến vấn đề tăng nhuận bút cho các sản phẩm trong chuyên trang.

Một phần của tài liệu Thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 84 - 89)