Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên chuyên trang Nghề báo

Một phần của tài liệu Thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 76 - 79)

Nghề báo

3.2.1. Nâng cao tính thời sự

Chuyên trang trên báo tuần nên việc cập nhật thông tin thời sự vẫn là một hạn chế cần khắc phục. Do đó, trong tương lai cần thiết đẩy mạnh việc phản ánh được những vấn đề mới, những sự kiện ít nhiều quan trọng trong lĩnh vực nghề nghiệp, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Nó phải đưa được và thấm đẫm “hơi thở” của cuộc sống mà làng báo đang quan tâm. Theo quan điểm của Đại tá Hòa Văn – Tổng biên tập báo Biên Phòng thì những câu chuyện tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên rất thú vị và giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nghề báo nhưng những góc nhìn, quan điểm của người làm báo về một vấn đề đang được công chúng quan tâm cũng nên được phản ánh nhiều hơn. Tính thời sự được nâng cao vừa tạo nên sự sinh động trong hoạt động tác nghiệp, vừa làm phong phú cho diễn đàn thông qua các chia sẻ của người trong nghề. Do vậy, một số các sự việc “nóng” trong tuần nên có những ý kiến bàn luận của các chuyên gia, những người làm báo có kinh nghiệm; hay nên có những cuộc gặp gỡ với những người làm báo xả thân theo đuổi các vụ việc một cách cập nhật nhất...

3.2.2. Đề tài đa dạng, phong phú nhiều chiều hơn

Thông tin đa dạng, nhiều mặt của đời sống báo chí cũng là vấn đề cần được nâng cao hơn nữa. Theo nhận định của nhà báo Hà Hồng Sâm – Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận thì: Dường như nhìn nhận lại của 52 kỳ Nghề báo trong một năm độc giả mới chỉ hình dung một phần nào đó chứ chưa phải là toàn cảnh đời sống báo chí Việt Nam trong một năm. Ngoại trừ một số kỳ khá hấp dẫn, với cách trò chuyện, cách viết lôi cuốn, phần đa còn lại vẫn còn mang tính cứng nhắc, chưa thực sự “hút” độc giả. Một điều đáng nói là Nghề báo thực chất là viết về các nhà báo, cho các nhà báo nhưng dường như

những người làm báo thực sự, những người đang thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ cả máu để tác nghiệp ngoài hiện trường chưa thấy mình nhiều trên các trang báo. (Xem thêm phần mục lục 2). Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này chính là vì phóng viên thực hiện chuyên trang ít lại quá ít cộng tác viên tham gia. Trong tương lai, để nâng cao chất lượng nội dung, sự tham gia của nhiều đối tượng công chúng trong các công đoạn hình thành tác phẩm (các chuyên gia, các cộng tác viên, thông tin viên)… về vấn đề của làng báo là điều rất quan trọng để tạo sự phong phú, đa dạng và toàn diện cho chuyên trang.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus cho rằng: Hiện tại ở Việt Nam có một vài báo/website dành riêng chuyên mục để nói về báo chí nhưng chừng ấy chưa đủ. Cần phải có những nội dung thực sự bổ ích cho nhà báo như các trang của nước ngoài là Poynter.org, Journalism.co.uk..., từ cung cấp các kỹ năng, các ứng dụng hiện đại phục vụ tác nghiệp, cho đến giới thiệu các khóa đào tạo, cung cấp tài liệu, thậm chí còn là những thông tin tuyển dụng... Các website khác muốn mở chuyên mục và cung cấp những nội dung này cũng không phù hợp, nhưng Nhà báo và Công luận trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam và có chức năng đó, vậy tại sao lại không đi vào "thị trường ngách" này để tạo bản sắc riêng. (Xem phần phụ lục 4).

3.2.3. Nâng cao tính tương tác

Đây là điểm chưa thực sự được chú trọng trong công tác tổ chức chuyên trang. Đó là điểm hạn chế cần nâng cao hơn nữa để phát triển chuyên trang. Cần phải có chiến lược để khi có thông tin mới nhất thì phải nhanh chóng đưa lên mobile cũng như website trước. Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng: Nhà báo và Công luận đã có phiên bản mobile nhưng thực ra chưa thấy có chiến lược đầu tư thực sự cho lĩnh vực này, nó chẳng qua chỉ là phiên bản website thu gọn. Một vấn đề cần quan tâm là Việt Nam có số lượng người trẻ

khá lớn nên họ càng dùng điện thoại di động nhiều, nếu không có chiến lược về mobile thì sẽ mất đi tệp độc giả quan trọng này. (xem thêm phụ lục 4).

Đặc biệt đó chuyên trang nên tổ chức các diễn đàn - là một hình thức tốt nhất nhằm tạo ra sự tương tác giữa toà soạn và độc giả, bên cạnh đó, các diễn đàn tốt, gây được tiếng vang sẽ tạo nên hiệu ứng xã hội đối với tờ báo.

3.2.4. Tăng thêm gương mặt nhà báo và câu chuyện “bếp núc” nghề nghiệp

Nhà báo Lê Như – Phó Tổng biên tập báo Tiếng nói Việt Nam cho rằng: Những gương mặt trên trang nghề báo đã tạo nên sự đặc sắc và hấp dẫn. Tuy nhiên nên có thêm gương mặt “lão làng” bên cạnh phần lớn những gương mặt làm báo “đương thời” vẫn xuất hiện trên Nghề báo lâu nay, bởi nghề báo có “tuổi thọ” khá cao và họ vẫn sử dụng lao động quá khứ trong sáng tạo tác phẩm khá nhiều, mà không phải người làm báo trẻ nào cũng có được kinh nghiệm và vốn sống như họ (xem thêm phụ lục 3).

Còn nhà báo Trần Đức Chính – nguyên Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận thì góp ý rằng: Trang Nghề báo là “đặc sản” của báo NB&CL, dù báo chí có phát triển tới đâu thì “đặc sản” vẫn là “đặc sản”. Vấn đề này là mở để các nhà báo tự nói chuyện về mình, không phải để khoe nghề, dạy nghề mà để kéo công chúng vào hậu trường, cao hơn sẽ cùng tham gia làm nghề với báo NB&CL. Đồng thời, cũng cần một diễn đàn để biểu dương các nhà báo dấn thân với cuộc sống… (Xem thêm phụ lục 1)

Đặc biệt, qua các câu hỏi khảo sát về sự quan tâm của độc giả tới chuyên trang, tác giả luận văn có nhận được nhiều những ý kiến khẳng định rất thích và thường xuyên đọc những bài viết về chủ đề “bếp núc” đằng sau những con chữ. Nhà báo Kim Khánh – Phó Tổng Biên tập tạp chí Thương Gia

góp ý: Những câu chuyện tác nghiệp làm nên những bài báo sinh động và cuốn hút. Người đọc cần những thông tin đằng sau những tác phẩm để hiểu

hơn về công việc của những người làm báo, mồ hôi, nước mắt của họ cho thứ nghề nghiệp cao quý này. Chuyên trang Nghề báo đã làm được phần nào nhiệm vụ này nhưng vẫn cần thêm nhiều hơn nữa những bài viết hậu trường đó gắn liền với những sự việc, những bài viết, những nhà báo xông xáo, làm báo từ trái tim. Có được càng nhiều câu chuyện, chuyên trang càng trở nên đa dạng và hấp dẫn.

3.3.5. Quan tâm lựa chọn đối tượng, nhân vật đặc sắc, điển hình

Nhà báo Hồng Sâm – Thư ký tòa soạn cho rằng: Một điều đáng nói là Nghề báo thực chất là viết về các nhà báo, cho các nhà báo nhưng dường như những người làm báo thực sự, những người đang thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ cả máu để tác nghiệp ngoài hiện trường chưa thấy mình nhiều trên các trang báo (Xem thêm phụ lục 2). Điều này chỉ ra rằng, trang nghề báo cần thiết có sự chọn lọc hơn nhân vật phỏng vấn, phản ánh. Như thế những tác phẩm sẽ “đắt” và hay hơn.

Một phần của tài liệu Thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 76 - 79)