Xuất một số giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của công tác KN

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 32)

KN trên địa bàn thị trấn

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn thị trấn Nghèn. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 17 xóm trong thị trấn để đánh giá hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn thị trấn. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên tôi chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động khuyến nông và các chương trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ điển hình, nghiên cứu tập trung khảo sát chủ yếu tại 3 xóm đại diện cho 3 vùng có những đặc điểm:

+ Xóm Nam Sơn: Đại diện cho vùng gần khu vực trung tâm thị trấn Nghèn có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu thích hợp cho trồng lúa. Chăn nuôi lợn, trâu và bò.

+ Xóm Xuân Hồng: Đại diện cho vùng có đất đai mầu mỡ phù hợp với phát triển trồng lúa, hoa màu, dưa chuột, bầu bí và chăn nuôi gia súc gia cầm và một số loại rau xanh.

+ Xóm Xuân Thủy: Đại diện cho vùng tập trung của người theo đạo thiên chúa, là vùng đất màu mỡ, gần nguồn nước thuận lợi cho việc trồng lúa và chăn nuôi gia súc gia cầm.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến vấn đề khuyến nông, các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Can Lộc, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê, Phòng kinh tế. Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội thị trấn Nghèn, các thông tin về hệ thống khuyến nông và các kết quả hoạt động khuyến nông của thị trấn Nghèn.

Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách, báo... về các vấn đề liên quan đến khuyến nông.

3.4.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với hộ nông dân thông qua một loạt các câu hỏi đóng câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.

- Phương pháp chuyên gia: đề tài có sự tham khảo ý kiến của các giảng viên chuyên môn, các cán bộ quản lý để rút ra kết luận có căn cứ khoa học.

- Phương pháp điều tra hộ: + Chọn hộ điều tra:

Tại 3 xóm điều tra, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện : mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định sẵn. Tổng số có 60 hộ được điều tra phỏng vấn. Với điều kiện là : hộ nông dân có hoạt động sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân có tham gia các hoạt động khuyến nông.

Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu về hộ nông dân được điều tra như: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thông tin kinh tế gia đình, sự tham gia của họ vào các hoạt động khuyến nông cũng như mức độ chấp nhận các hoạt động đó.

- Phiếu điều tra cán bộ:

Toàn bộ cán bộ khuyến nông huyện theo phiếu điều tra.

Nội dung phiếu điều tra: các thông tin về tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ, chuyên ngành và công tác hoạt động khuyến nông của họ tại cơ sở và các hoạt động chung trên địa bàn thị trấn.

Dựa vào kết quả thu thập được từ hộ nông dân, cán bộ khuyến nông; chúng tôi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích đánh giá đúng về công tác hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn Nghèn qua 3 năm 20012 - 2014.

3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.4.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Các số liệu sau khi đã thu thập được tiến hành chỉnh lý trên cơ sở phân tổ thống kê. Tổng hợp bằng bảng biểu.

3.4.3.2.Phương nghiên cứu so sánh

Tiến hành so sánh liên hoàn năm sau so với năm trước để thấy được những

kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.

3.4.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức về cơ cấu tổ chức, môi trường thể chế, nội dung và kinh phí hoạt động của khuyến nông , đặc biệt là đối với các tổ chức khuyến nông cơ sở để thấy được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức trong giai đoạn mới.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Nghèn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thị trấn Nghèn là một xã trung tâm của huyện Can lộc,địa hình tương đối bằng phẳng và hơi trũng, diện tích đất canh tác lúa nằm dọc theo con sông Nghèn.

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Thị trấn Nghèn nằm ở toạ độ địa lý 18°26'55' - 18°18'30' vĩ độ Bắc và 105°45'00'-105°47’43' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Vượng Lộc và xã Thiên Lộc. - Phía Đông giáp xã Thuần Thiện và xã Tùng Lộc. - Phía Nam giáp xã Xuân Lộc và xã Tiến Lộc. - Phía Tây giáp xã Khánh Lộc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình nhìn chung là bằng phẳng nhưng mức độ không đồng đều. Trong khu vực nội đồng có những giải đất nghiêng đổ ra sông gọi là những lạch trọt. Nếu bờ kè thủy lợi không tốt thường bị mất nước qua những vùng này. Đất đai tương đối tốt được phân thành 4 hạng, từ hạng 2 đến hạng 5, chủ yếu là đất hạng 2 và 3. Một số diện tích ven sông nhiễm mặn, mặc dù đã từ lâu Nhà nước và nhân dân địa phương thường xuyên quan tâm tu bổ đê điều ngăn nước biển xâm lấn.

Giao thông buôn bán thuận tiện, trục chính quốc lộ 1A đi qua toàn bộ chiều dài thị trấn tạo cho vùng khả năng phát triển về kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thị trấn Nghèn thuộc vùng giữa của Hà Tĩnh, mang đặc trưng khí hậu thời tiết Hà Tĩnh với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hà Tĩnh là vùng chịu tác động của các vùng không khí ở các tâm khí áp khác nhau nên khí hậu rất phức tạp như thiên tai, bão lũ, gió khô nóng, rét đậm kéo dài. Mùa mưa hay bị ngập úng, mùa khô

thường bị hạn hán. Hiện nay nhờ đầu tư cho hệ thống thủy lợi, kênh mương cứng đã chủ động nguồn nước tưới; một số diện tích sử dụng các trạm bơm tại chỗ lấy nước các hồ đập, số khác lấy nước qua hệ thống thủy lợi của huyện. Bà con nông dân sau khi dồn điền đổi thửa đã tập trung đắp bờ giữ nước nên đã giữ nước ruộng trong thời gian dài khi thời tiết nắng nóng.

Diễn biến thời tiết của vùng thị trấn năm 2012– 2014 được thể hiện qua bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 20.5 vào tháng 1; cao nhất ở 3 tháng là tháng 6, 7 và 8 khi nền nhiệt khoảng 300C; kết hợp với gió Tây Nam nóng khô và lượng mưa ít gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất.

Lượng mưa trong năm xấp xỉ đạt 2000 mm, tập trung vào tháng 9 tới tháng 11. Độ ẩm trung bình cao, khoảng từ 83% - 87 kéo dài đã hạn chế cây trồng phát triển. Đặc điểm khí hậu như trên đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy việc hình thành cơ cấu cây trồng hợp lý, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chủ động hạn chế khó khăn do thời tiết là nhiệm vụ quan trọng.

Bảng 4.1: Một số yếu tố thời tiết khí hậu ở Thị trấn Nghèn từ năm 2012– 2014 Tháng Nhiệt độ trung bình (0c) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (h) 1 19.5 30.5 87 180 2 21.1 16.5 85 185 3 23.0 60.5 86 190 4 26.5 70 85 170 5 27.1 240.5 79 230 6 29.2 40.2 78 252 7 30.6 123.5 80 240 8 29.4 141.5 75 210 9 28.6 145.0 85 184 10 26.2 426.6 82 120 11 23.1 260.5 84 105 12 21.2 65.5 87 97 Cả năm 25.46 1620.8 82.75 2163

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Can Lộc) 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của Thị trấn Nghèn qua 3 năm 2012 - 2014

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%)

DT(ha) CC(%) DT (ha) DT (%) DT (ha) CC(%) 13/12 14/13 BQ

Đất tự nhiên 1.159 100 1.159 100 1.159 100 100 100 100 1 Đất Nông nghiệp 638 55,05 645,44 55,68 642 55,39 101,17 99,47 100,31 1.1 Đất trồng cây hàng năm 478 74,92 456 70,65 450,5 70,17 95,40 98,79 97,08 1.1.1 Đất trồng lúa 454 94,98 430 94,30 424,5 94,23 94,71 98,72 96,69 1.1.2 Đất rau màu 24 5,02 26 5,70 26 5,77 108,33 100 104,08 1.2 Đất Nuôi trồng thủy sản 160 25,08 189,44 29,35 191,5 29,83 118,40 101,09 109,40 2 Đất Lâm nghiệp - - - - 3 Đất chuyên dùng 20 1,73 22,24 1,92 24.24 2,09 111,2 108,99 110,09 4 Đất ở 102,26 8,82 104,26 8,99 110 9,49 101,96 105,50 103,72 5 Đất đồi núi 2,14 0,18 2,14 0,18 2,14 0,18 100 100 100

6 Đât sông ngòi 72,89 6,29 71,89 6,21 69 5,96 98,63 95,98 97,29

7 Đất giao thông thủy lợi 110 9,49 112,69 9,73 116 10,01 102,44 102,94 102,69

8 Đất khác 213,71 18,44 200,34 17,29 195,62 16,88 93,74 97,64 95,67

Qua bảng 4.2 ta thấy:

Thị trấn Nghèn là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Can Lộc, với diện tích đất tự nhiên là 1.159 ha, đất đai bằng phẳng nhưng với mức độ không đều.

Diện tích đất nông nghiệp là: Năm 2012 là 638 ha, năm 2013 là 645,44 ha, năm 2014 là 642 ha. Mặc dù năm 2014 vẫn tăng hơn so với năm 2012 là 4 ha, nhưng lại giảm so với năm 2013 là 3,44 ha, thể hiện sự không ổn định. Bình quân qua 3 năm tăng 0,31%.

Cây hằng năm có diện tích: năm 2012 là 478 ha, năm 2013 là 456 ha, năm 2014 là 450,6. Qua 3 năm ta thấy diện tích đất trồng cây hằng năm có xu hướng giảm xuống. Trong đó: Đất trồng lúa năm 2012 là 454 ha, năm 2013 là 430 ha, năm 2014 là 424,5 ha, bình quân qua 3 năm diện tích đất trồng lúa giảm xuống 3,31%. Đất trồng rau màu: năm 2012 là 24 ha, năm 2013 là 26 ha, năm 2014 là 26 ha, như vậy qua 3 năm diện tích trồng rau màu tăng 4,08%. Như vậy qua 3 năm thì diện tích cây hằng năm giảm xuống là do diện tích trồng lúa giảm xuống.

Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm cũng có xu hướng tăng lên do chính sách ngọt hóa sông Nghèn, cụ thể như sau: Năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản là 160 ha, năm 2013 là 189,44 ha, năm 2014 là 191,5 ha, bình quân qua 3 năm diện tích nuôi trồn thủy sản tăng lên 9,4%.

Nhóm đất phi nông nghiệp cũng được thể hiện rõ những biến động cụ thể như sau: Đất chuyên dùng qua 3 năm cũng có xu hướng tăng lên rõ rệt, qua 3 năm thì trung bình diện tích đất chuyên dùng tăng lên 10,09%. Đất ở cũng tăng lên, và sau 3 năm thì diện tích đất ở trung bình tăng 3,72 %. Diện tích đất dùng cho giao thông thủy lợi cũng tăng lên, trung bình chung 3 năm diện tích đất giao thông thủy lợi tăng lên 2,69%.

Như vậy ta cũng có thể thấy thị trấn Nghèn đang trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị, phần lớn diện tích đất nông nghiệp như đất trồng lúa đang bị thu hẹp lại. Ngoài ra thì thị trấn Nghèn cũng đang tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giao thông thủy lợi để thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hang qua. Bên cạnh đó thì một số năm trở lại đây diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm xuống, các thế mạnh về sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng

mức để phát triển tối đa tiềm năng về đất đai khí hậu cũng như con người ở địa phương mang lại.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước tưới tiêu dồi dào xuất phát từ hệ thống sông Linh Cảm của huyện Đức Thọ qua trạm bơm tưới Đập Đình thuộc xã Trung Lộc và hai nguồn phụ cận là Sông Nghèn và từ đập Bà Nái.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị trấn không lớn, trữ lượng nhỏ. Theo số liệu địa chất trên địa bàn thị trấn Nghèn có đá vôi, cát, sỏi có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của thị trấn Nghèn

a. Dân số

Toàn thị trấn dân tộc kinh là chủ yếu, họ là người bản địa sống ở đây từ lâu, người dân ở đây chur yếu làm nghề nông, một số còn lại thì mở các dịch vụ kinh doanh buôn bán, các nghề mộc, nề, và chủ yếu là sản xuất lúa kết hợp với chăn nuôi. Đa số cán bộ công tác viên dân số thôn bản luôn nhiệt tình hăng say với công việc, hang tháng ban Dân số - KHHGĐ duy trì chế độ giao ban đầy đủ, kịp thời để triển khai nhiệm vụ trong tháng và tuyên truyền công tác kế hoạch hóa gia đình , qua đó tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao, tỷ số vẫn giữ ở mức ổn định, số trẻ sinh ra trong năm là 177 cháu , giảm 25 cháu so với cùng kỳ, tỷ suất sinh thô là 13,5%. Số trẻ con thứ 3 trở lên là 48 cháu , giảm 2 cháu so với cùng kỳ, tỷ lệ sinh 2 con là 27,1%, tỷ số giới tính khi sinh là 150 nam/100 nữ, số người chết là 69 người, số người chuyển đi khỏi địa phương là 272 người, số người chuyển đến là 314 người, số đặt vòng tránh thai là 140/194 so với kế hoạch, triệt sản là 2/3 đạt 66%, dùng bao cao su đạt 75%, thuốc tránh thai đạt 71%. Mặc dù tỷ lệ sinh giảm nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn nằm ở mức cao, đặc biệt ở các khối xóm như Xuân Thủy, khối 9, khối 7.

Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Nghèn giai đoạn (2012 – 2014)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ

Tổng dân số Ngƣời 14352 14662 14973 102.16 102.12 102.14

Tổng số hộ Hộ 3780 3820 3979 101.10 104.16 102.63

I. Phân theo số khẩu

1 Số khẩu NN Người 9245 64.42 9338 63.69 9342 62.39 101.01 100.04 99,21

2 Số khẩu phi NN Người 5107 35.58 5324 36.31 5631 37.61 104.25 105.77 110,89

II. Theo giới Ngƣời

1 Nam Người 7276 50.70 7421 50.61 7891 52.70 101.99 106.33 104.16

2 Nữ Người 6936 48.33 7041 48.02 7082 47.30 101.51 100.58 101.05

III Nguồn lao động

1 Số người trong độ tuổi LĐ Người 8176 56.97 8231 56.14 8343 55,02 100.67 101.36 101,26 2 Sốgười ngoài độ tuổi LĐ Người 6176 43.03 6431 43.86 6630 46,54 104.13 103.09 101,61

IV Mật dộ dân số Ngƣời/km2 408.8 410.6 415.5 100.44 101.19 100.82

V BQ nhân khẩu/hộ Ngƣời 3.80 3.84 3.76 101.05 97.91 99.46

VI BQ Lao động/hộ Ngƣời 2.16 2.15 2.10 99.53 97.67 98.60

Qua bảng 4.3 ta thấy:

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của thị trấn Nghèn cũng có nhiều điểm chung với các xã khác trong huyện.

Tổng dân số của thị trấn tăng lên trong 3 năm nhưng không đáng kể chứng tỏ công tác dân số đã phần nào đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội. Năm 2014 tổng dân số của thị trấn là 14973 người, tăng lên so với năm 2012 là 14352 người và năm 2013 là 14662 người, qua 3 năm tổng dân số tăng lên 2,14%, mật độ dân số đạt

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)