Đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 66)

Có thể nói, thông tin tuyên truyền là hoạt động rất cần thiết trong phòng trừ dịch bệnh, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin về giá cả nông sản… Thông tin tuyên truyền tác động đến quyết định sản xuất và thành quả đạt được của hộ. Đồng thời hoạt động thông tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và được đông đảo bà con nông dân tiếp nhận.

Hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm chỉ mới dừng ở các bảng tin tại các thôn, tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ bướm, cấp phát nông lịch, tạp chí khuyến nông… Trong đó số lượng tờ rơi, tờ bướm và tài liệu kỹ thuật về SXNN là nhiều nhất. Loại tài liệu này thường được cấp phát cho hộ nông dân thông qua khuyến nông cơ sở hoặc qua các buổi tập huấn. Do số lượng tạp chí khuyến nông và nông lịch ít nên chỉ phát cho các xã lưu tại Trạm hoặc tủ sách của xã phục vụ cho số lượng ít nông dân có điều kiện đến tham quan học tập. Loại tài liệu này cấp phát theo tháng, mỗi xã được nhận 1 cuốn/ tháng.

Qua điều tra cho thấy, hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm còn chưa phát huy được khả năng của mình, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của nhân dân. Số lần đài phát thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh của các xã đưa tin về khuyến nông không có. Trạm chưa có các văn bản soạn thảo về quy trình kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi để gửi đến đài truyền thanh huyện, tỉnh. Nguyên nhân của hạn chế này là do nguồn đầu tư kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền là quá eo hẹp, Trạm chưa có cán bộ phụ trách mảng thông tin tuyên truyền. Thực trạng đó đòi hỏi Trạm cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động này trong thời gian tới.

4.4. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền

Bảng 4.18. Thông tin chung về các hộ điều tra

Tiêu chí điều tra Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 60 100 1. Chủ hộ a. Nam 53/60 88,33 b. Nữ 7/60 11,66 2. Tuổi a. Dưới 40 tuổi 10/60 16,66 b. 40-55 tuổi 35/60 58,33 c. Trên 55 tuổi 15/60 25,00 3. Trình độ học vấn a. 12/12 38 63,33 b. 7/10 22 36,66 4. Số nhân khẩu BQ/ hộ

a. Dưới 3 nhân khẩu 2/60 3,33

b. 4-5 nhân khẩu 53/60 88,33

c. Trên 5 nhân khẩu 5/60 8,33

5. Số lao động BQ/ Hộ

a. 1-3 Lao động 29/60 48,33

b. Lớn hơn 3 lao động 31/60 51,66

6. Các HĐKN tham gia

a. Mô hình trình diễn 14/60 23,33

b. Đào tạo tập huấn 50/60 83,33

c. Thông tin truyền thông 60/60 100,00

d. Tư vấn dịch vụ 60/60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng MHTD

Trong thời gian qua xây dựng MHTD là một trong những hoạt động nhận được sự quan tâm lớn của Trạm và được đầu tư khá lớn. Nó được tiến hành ở

hầu khắp các xã, thị trấn. Tùy thuộc vào từng địa phương, từng mô hình, nguồn kinh phí… Mà mô hình được triển khai ở đâu, với quy mô lớn hay nhỏ.

Hiện nay các mô hình trình diễn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và nhày càng có nhiều người dân muốn tham gia các MHTD. Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng MHTD được thể hiện qua bảng 4.19.

Bảng 4.19. Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động xây dựng MHTD

Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

Tổng số hộ điều tra N=60 100,00

1. Không biết về MHTD 0/60 0

2. Biết về mô hình trình diễn 60/60 100

3. Tham gia thực hiện MHTD 14/60 23,33

4. Không tham gia thực hiện MHTD 46/60 76,66

Lý do tham gia mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nâng cao thu nhập 11/14 78,57

2. Nâng cao sự hiều biết về KHKT 0/14 0

3. Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia mô hình 3/14 21,43

4. Tạo công ăn việc làm 0/14 0

Lý do không tham gia mô hình

1. Thiếu vốn 17/46 36.95

2. Thiếu lao động 20/46 43,47

3. Mô hình khó áp dụng 3/46 6.52

4. Ảnh hưởng bởi mô hình trước 0/46 0

5. Rủi ro cao 4/46 8.69

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.19 ta thấy, tổng số 60 người điều tra thì có 60 người biết về MHTD được thực hiện ở địa phương chiếm 100% và có 14 hộ từng tham gia MHTD chiếm 23.33 %. Trong đó có 78,57% số hộ tham gia với mục đích nâng cao thu nhập, 21,43% tham gia vì nhận được sự giúp đỡ khi tham gia mô hình. Ngoài ra thì những hộ biết về các MHTD thì vẫn còn 76.66% số hộ không

tham gia thực hiện MHTD vì một số lý do sau: 38.81 % số hộ không tham gia MHTD do thiếu vốn, có 38.63% không tham gia do thiếu lao động, 6,81% không tham gia do mô hình khó áp dụng và 9.09% không tham gia do lo sợ rủi ro cao.

4.4.2. Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ thuật

Việc người nông dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông và áp dụng kiến thức đó vào thực tế sản xuất còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Nguồn vốn, lao động, mức độ phù hợp của tiến bộ KHKT đó với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương, phương pháp tập huấn và khả năng truyền đạt của CBKN đối với người dân…

Mục đích cuối cùng của các buổi tập huấn kỹ thuật là người dân có thể làm chủ được các tiến bộ đó và áp dụng vào thực tế sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng mức sống cho người dân. Đây là thước đo đánh giá sự thành bại của hoạt động tập huấn kỹ thuật. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động đào tạo, tập huấn được thể hiện qua bảng 4.20.

Bảng 4.20: Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động đào tạo, tập huấn

Chỉ tiêu Số lƣợng(hộ) Tỷ lệ(%)

I. Tổng số hộ điều tra N=60 100

1. - Không biết về các lớp tập huấn 0/60 0 2. - Biết về các lớp tập huấn 60/60 100 3. - Không tham gia tập huấn 10/60 16,66

4. - Tham gia tập huấn 50/60 83,33

II. Lý do tham gia tập huấn

1. Nâng cao hiểu biết về KHKT 34/50 68 2. Được tuyên truyền vận động 11/50 22

3. Được hỗ trợ kinh phí 4/50 8

4. Lý do khác 1/50 2

III. Lý do không tham gia

1. Thiếu thông tin về lớp học 5/10 50

2. Nội dung không phù hợp 4/10 40

3. Lý do khác 1/10 10

IV. Mức độ tham gia và áp dụng vào thức tế sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tham gia và áp dụng thường xuyên 36/50 72 2. Tham gia và không áp dụng thường xuyên 8/50 16 3. Tham gia nhưng không áp dụng 7/50 14

Qua bảng 4.20 cho thấy trong tổng số 60 hộ được hỏi thì có 60 hộ biết về các lớp đào tạo, tập huấn chiếm 100% và có 50 hộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chiếm 83.33%. Trong đó có 68 % tham gia vì muốn nâng cao hiểu biết về KHKT; có 22% tham gia vì được tuyên truyền vận động; có 8% tham gia vì được lý do trợ kinh phí và có 2 % tham gia vì một lý do khác như: Tò mò về tiến bộ KHKT mới, được rủ đi…

Bên cạnh đó thì có 16.66 % số hộ biết thông tin về các lớp tập huấn nhưng không tham gia. Có 50 % không tham gia vì lý do thiếu thông tin về lớp học; 40% không tham gia do nội dung không phù hợp với nhu cầu của họ và 10% là lý do khác như: không có thời gian…

Trong tổng số hộ tham gia lớp học đào tạo, tập huấn được hỏi thì có 72% tham gia và áp dụng thường xuyên vào thực tế, có 16% tham gia nhưng không áp dụng thường xuyên và 14 % tham gia nhưng không áp dụng vào thực tế.

Lý do chủ yếu khiến một số hộ nông dân tham gia tập huấn nhưng không áp dụng vào thực tế sản xuất là do: Tiến bộ KHKT mới không phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, do thiếu vốn, thiếu lao động…

Để thu hút nhiều hơn nữa thì cần phải có biện pháp tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để cung cấp thông tin về lớp học cho người dân biết và khuyên khích họ tham gia học tập. CBKN cần có phương pháp truyền đạt, giảng dậy phù hợp để cung cấp thông tin về các tiến bộ KHKT tới người dân một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu tạo điều kiện cho người dân áp dụng vào thực tế sản xuất. Và luôn luôn nghiên cứu đổi mới phương pháp tiếp cận và giảng dậy phù hợp với từng đối tượng học tập, và thường xuyên đổi mới nội dung học tập phù hợp.

4.4.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin, tuyên truyền khuyến nông nông

Trong thời gian qua, Trạm khuyến nông huyện Can Lộc luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm truyền đạt những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ KHKT, thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp đến bà con nông dân.

Tuy nhiên người dân có thực sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình hoạt động này hay không? Kết quả được thực hiện thông qua bảng 4.21.

Bảng 4.21. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền

Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

1. Tổng số hộ điều tra 60 100

2. Mức độ theo dõi và tìm kiếm thông tin KN

a. Thường xuyên 39 65

b. Không thường xuyên 20 33.33

c. Không theo dõi và tìm kiếm thông tin KN 1 1.66

3. Nguồn tiếp nhận thông tin KN

a. Từ cán bộ KN 42 70

b. Từ ti vi, sách báo, tài liệu khác 10 16.66

c. Từ hàng xóm, bạn bè 8 13.33

d. Từ nguồn khác 0 0

4. Gia đình bác có thực hiện theo tài liệu phát hay không

a. Có 39 65,00

b. Không 21 35,00

5. Mức độ cung cấp thông tin của CBKN

a. Thường xuyên 31 51,66

b. Không thường xuyên 8 13,33

c. Thỉnh thoảng 21 35,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng 4.21 cho thấy có 65% số hộ được hỏi thường xuyên theo dõi và tìm kiếm thông tin KN; 33,3% số hộ được hỏi không thường xuyên theo dõi và tìm kiếm thông tin KN; 1.66% không theo dõi và tìm kiếm thông tin KN. Qua đó cho thấy hiện nay phần lớn các hộ nông dân quan tâm đến các thông tin KN về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhiều người đã tự tìm tòi, học hỏi để áp dụng thực tế sản xuất, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa quan tâm tới các thông tin KN. Vì họ cho rằng nó không quan trọng, không cần thiết và họ cho rằng phương thức sản xuất cũ là phù hợp.

Theo kết quả điều tra cho thấy 70% thông tin người dân có được là thông qua CBKN, 16.66% thông tin họ có được là từ phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, tài liệu, ti vi, có 13.33% là qua bạn bè, hàng xóm; còn lại thông qua một số nguồn khác.

Mức độ cung cấp thông tin của CBKN đến với người dân là 51,66% người dân được hỏi là được cung cấp thông tin là thường xuyên, 35% là thỉnh thoảng được CBKN cung cấp thông tin.

Qua đây cho thấy kênh tiếp nhận thông tin của người dân chủ yếu vẫn là từ CBKN. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông và người CBKN phải gần dân hơn nữa và sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cho người dân và có thái độ thân thiện, cởi mở, tạo được niệm tin nơi người dân. Và bản thân mỗi CBKN cần phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ hơn nữa và có phương pháp giảng dạy phù hợp để thông tin có thể chuyển tải tới người dân một dễ hiểu nhất.

4.4.4. Một số đánh giá và kiến nghị của người nông dân đối với hoạt động khuyến nông của thị trấn Nghèn

Bảng 4.22. Đánh giá và kiến nghị của ngƣời nông dân về hoạt động khuyến nông

Tiêu chí đánh giá Số hộ(Hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 60 100

1. Công tác khuyến nông trong thời gian qua tại địa phƣơng

a. Tốt 5/60 8,33

b. Khá 35/60 58,33

c. Trung bình 18/60 30,00

d. Không có ý kiến 2/60 3,33

2. Các hoạt động khuyến nông ở địa phƣơng

a. Đủ về nội dung và rất bổ ích 23/60 38,33

b. Đủ về nội dung nhưng chưa bổ ích 15/60 25,00

c. Chưa đủ về nội dung và chưa bổ ích 5/60 8,33

d. Khuyến nông chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất 17/60 28,33

3. Áp dụng các kiến thức KN của gia đình

a. Đã mang lại hiệu quả 29/60 48,33

b. Chưa mang lại hiệu quả 14/60 23,33

c. Chưa áp dụng 17/60 28,33

4. Nhận xét của ngƣời dân về CBKN

a. Có năng lực chuyên môn tốt 7/60 11,66

b. Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm 18/60 30,00

c. Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 35/60 58,33

5. Ý kiến của hộ với các hoạt động KN

a. Tăng hoạt động tập huấn 22 36.66

b. Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông 14 23,33

c. Tăng hoạt động tham quan hội thảo 5 8.33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông 3 5

e. In nhiều sách tài liệu Khuyến Nông 3 5

f. Kiến nghị khác 0 0

g. Không có ý kiến gì 13 21.66

Qua bảng 4.22 ta thấy: Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn đã luôn cố gắng giúp nông dân tháo gỡ được phần nào khó khăn trên cơ sở thực tế rất nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động của khuyến nông huyện trong thời gian qua đã được người dân đánh giá như thế nào? Qua điều tra hộ nông dân chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Đa số những người dân được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của KHKT trong sản xuất nông nghiệp và đều khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay không thể thiếu KHKT. Họ có nhu cầu tìm hiểu, tiếp xúc và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Đối với các hộ nông dân từng tham gia hay biết đến các hoạt động khuyến nông để ghi nhận rằng những hoạt động khuyến nông đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Qua các lớp tập huấn kỹ thuật trình độ của người nông dân được nâng lên: Họ nắm được quy trình sản xuất lúa kỹ thuật, sao cho cây lúa vừa khỏe, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao, họ biết được các bệnh về lợn, bò, gà và cách phòng trừ, họ cũng học được cách chăm sóc cây ăn quả, các bệnh trên cây… Chính vì thế, đa số các hộ được hỏi cho rằng các lớp tập huấn kỹ thuật rất cần thiết với người nông dân và 36,66% số hộ được hỏi đề nghị tăng các lớp tập huấn kỹ thuật. Qua các lớp tập huấn kỹ thuật họ đã được chuyển giao những giống cây con mới có năng suất cao chất lượng tốt.

Qua những hoạt động thông tin tuyên truyền nông dân nắm được lịch thời vụ, lịch phun thuốc, bón phân và một số thông tin khoa học kỹ thuật khác. Trong tổng số 60 hộ được hỏi 23.33% hộ đề nghị nội dung trong các bảng tin phải rõ ràng, dễ hiểu và 8.33% số hộ yêu cầu tăng hoạt động tham quan, hội thảo, có 5% số hộ được hỏi đề nghị in thêm nhiều sách, tài liệu khuyến nông. Qua đây ta thấy, nông dân ở Can Lộc có nhu cầu rất lớn về lĩnh vực KHKT đối với nông nghiệp. Những nhu cầu, đòi hỏi của họ đối với khuyến nông cũng rất đa dạng. Những nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 66)