Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin, tuyên truyền khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 74)

dụng vào thực tế sản xuất là do: Tiến bộ KHKT mới không phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, do thiếu vốn, thiếu lao động…

Để thu hút nhiều hơn nữa thì cần phải có biện pháp tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để cung cấp thông tin về lớp học cho người dân biết và khuyên khích họ tham gia học tập. CBKN cần có phương pháp truyền đạt, giảng dậy phù hợp để cung cấp thông tin về các tiến bộ KHKT tới người dân một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu tạo điều kiện cho người dân áp dụng vào thực tế sản xuất. Và luôn luôn nghiên cứu đổi mới phương pháp tiếp cận và giảng dậy phù hợp với từng đối tượng học tập, và thường xuyên đổi mới nội dung học tập phù hợp.

4.4.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin, tuyên truyền khuyến nông nông

Trong thời gian qua, Trạm khuyến nông huyện Can Lộc luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm truyền đạt những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ KHKT, thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp đến bà con nông dân.

Tuy nhiên người dân có thực sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình hoạt động này hay không? Kết quả được thực hiện thông qua bảng 4.21.

Bảng 4.21. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền

Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

1. Tổng số hộ điều tra 60 100

2. Mức độ theo dõi và tìm kiếm thông tin KN

a. Thường xuyên 39 65

b. Không thường xuyên 20 33.33

c. Không theo dõi và tìm kiếm thông tin KN 1 1.66

3. Nguồn tiếp nhận thông tin KN

a. Từ cán bộ KN 42 70

b. Từ ti vi, sách báo, tài liệu khác 10 16.66

c. Từ hàng xóm, bạn bè 8 13.33

d. Từ nguồn khác 0 0

4. Gia đình bác có thực hiện theo tài liệu phát hay không

a. Có 39 65,00

b. Không 21 35,00

5. Mức độ cung cấp thông tin của CBKN

a. Thường xuyên 31 51,66

b. Không thường xuyên 8 13,33

c. Thỉnh thoảng 21 35,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Qua bảng 4.21 cho thấy có 65% số hộ được hỏi thường xuyên theo dõi và tìm kiếm thông tin KN; 33,3% số hộ được hỏi không thường xuyên theo dõi và tìm kiếm thông tin KN; 1.66% không theo dõi và tìm kiếm thông tin KN. Qua đó cho thấy hiện nay phần lớn các hộ nông dân quan tâm đến các thông tin KN về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhiều người đã tự tìm tòi, học hỏi để áp dụng thực tế sản xuất, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa quan tâm tới các thông tin KN. Vì họ cho rằng nó không quan trọng, không cần thiết và họ cho rằng phương thức sản xuất cũ là phù hợp.

Theo kết quả điều tra cho thấy 70% thông tin người dân có được là thông qua CBKN, 16.66% thông tin họ có được là từ phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, tài liệu, ti vi, có 13.33% là qua bạn bè, hàng xóm; còn lại thông qua một số nguồn khác.

Mức độ cung cấp thông tin của CBKN đến với người dân là 51,66% người dân được hỏi là được cung cấp thông tin là thường xuyên, 35% là thỉnh thoảng được CBKN cung cấp thông tin.

Qua đây cho thấy kênh tiếp nhận thông tin của người dân chủ yếu vẫn là từ CBKN. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông và người CBKN phải gần dân hơn nữa và sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cho người dân và có thái độ thân thiện, cởi mở, tạo được niệm tin nơi người dân. Và bản thân mỗi CBKN cần phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ hơn nữa và có phương pháp giảng dạy phù hợp để thông tin có thể chuyển tải tới người dân một dễ hiểu nhất.

4.4.4. Một số đánh giá và kiến nghị của người nông dân đối với hoạt động khuyến nông của thị trấn Nghèn

Bảng 4.22. Đánh giá và kiến nghị của ngƣời nông dân về hoạt động khuyến nông

Tiêu chí đánh giá Số hộ(Hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 60 100

1. Công tác khuyến nông trong thời gian qua tại địa phƣơng

a. Tốt 5/60 8,33

b. Khá 35/60 58,33

c. Trung bình 18/60 30,00

d. Không có ý kiến 2/60 3,33

2. Các hoạt động khuyến nông ở địa phƣơng

a. Đủ về nội dung và rất bổ ích 23/60 38,33

b. Đủ về nội dung nhưng chưa bổ ích 15/60 25,00

c. Chưa đủ về nội dung và chưa bổ ích 5/60 8,33

d. Khuyến nông chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất 17/60 28,33

3. Áp dụng các kiến thức KN của gia đình

a. Đã mang lại hiệu quả 29/60 48,33

b. Chưa mang lại hiệu quả 14/60 23,33

c. Chưa áp dụng 17/60 28,33

4. Nhận xét của ngƣời dân về CBKN

a. Có năng lực chuyên môn tốt 7/60 11,66

b. Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm 18/60 30,00

c. Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 35/60 58,33

5. Ý kiến của hộ với các hoạt động KN

a. Tăng hoạt động tập huấn 22 36.66

b. Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông 14 23,33

c. Tăng hoạt động tham quan hội thảo 5 8.33

d. Tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông 3 5

e. In nhiều sách tài liệu Khuyến Nông 3 5

f. Kiến nghị khác 0 0

g. Không có ý kiến gì 13 21.66

Qua bảng 4.22 ta thấy: Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn đã luôn cố gắng giúp nông dân tháo gỡ được phần nào khó khăn trên cơ sở thực tế rất nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động của khuyến nông huyện trong thời gian qua đã được người dân đánh giá như thế nào? Qua điều tra hộ nông dân chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Đa số những người dân được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của KHKT trong sản xuất nông nghiệp và đều khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay không thể thiếu KHKT. Họ có nhu cầu tìm hiểu, tiếp xúc và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Đối với các hộ nông dân từng tham gia hay biết đến các hoạt động khuyến nông để ghi nhận rằng những hoạt động khuyến nông đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Qua các lớp tập huấn kỹ thuật trình độ của người nông dân được nâng lên: Họ nắm được quy trình sản xuất lúa kỹ thuật, sao cho cây lúa vừa khỏe, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao, họ biết được các bệnh về lợn, bò, gà và cách phòng trừ, họ cũng học được cách chăm sóc cây ăn quả, các bệnh trên cây… Chính vì thế, đa số các hộ được hỏi cho rằng các lớp tập huấn kỹ thuật rất cần thiết với người nông dân và 36,66% số hộ được hỏi đề nghị tăng các lớp tập huấn kỹ thuật. Qua các lớp tập huấn kỹ thuật họ đã được chuyển giao những giống cây con mới có năng suất cao chất lượng tốt.

Qua những hoạt động thông tin tuyên truyền nông dân nắm được lịch thời vụ, lịch phun thuốc, bón phân và một số thông tin khoa học kỹ thuật khác. Trong tổng số 60 hộ được hỏi 23.33% hộ đề nghị nội dung trong các bảng tin phải rõ ràng, dễ hiểu và 8.33% số hộ yêu cầu tăng hoạt động tham quan, hội thảo, có 5% số hộ được hỏi đề nghị in thêm nhiều sách, tài liệu khuyến nông. Qua đây ta thấy, nông dân ở Can Lộc có nhu cầu rất lớn về lĩnh vực KHKT đối với nông nghiệp. Những nhu cầu, đòi hỏi của họ đối với khuyến nông cũng rất đa dạng. Những nông dân thực sự nhận biết được bản chất của khuyến nông không nhiều. Có người cho rằng khuyến nông chỉ là người tư vấn, có người cho rằng khuyến nông là người cung cấp cây con giống, một số người cho rằng khuyến nông là cán bộ hướng dẫn kỹ thuật.

Huyện đã xác định rằng công tác khuyến nông rất rộng và phức tạp. Làm việc với người dân “rất dễ và cũng rất khó” do vậy hoạt động khuyến nông có

những yêu cầu và đặc điểm rất riêng. Theo tôi, muốn hoạt động khuyến nông ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa cán bộ khuyến nông và người nông dân phải ngày càng chặt chẽ. Người làm khuyến nông phải gần dân, am hiểu về dân, biết nông dân cần gì, làm việc vì dân. Về phía người dân phải thông cảm với khuyến nông, giúp đỡ khuyến nông và cởi mở với khuyến nông.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)