Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 56)

4.2.5.1 Đặc điểm lực lượng cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn

Một tập thể mạnh thì đòi hỏi tập thể đó phải đoàn kết và có các cá nhân mạnh. Đối với hoạt động khuyến nông cũng vậy, để có thể chuyển giao một cách tốt nhất thì điều đầu tiên cần phải có đó là về mặt con người, một người cán bộ khuyến nông có tài, đức, sáng tạo trong công việc và quan trọng nhất là tâm huyết với nghề. Mặt khác do tính chất công việc là phải làm việc với người dân trong lĩnh vực nông nghiệp nên đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có trình độ và năng lực, không ngại khó, không ngại khổ và hết lòng vì công việc, có ý thức.

Tuy vậy , mặc dù khó khăn là vậy nhưng mà đội ngũ cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn vẫn còn hạn chế với chỉ một cán bộ khuyến nông nhưng đã phối hợp với các ban ngành , đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh… để xuất sắc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Bảng 4.7. Thực trạng nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn

TT Chỉ tiêu CBKN thị trấn Nghèn KNV cơ sở Tổng cộng SL % SL % SL % 1 Giới tính Nam 01 100 5 83.33 6 85.71 Nữ 0 0 1 16.66 1 14.28 2 Dân tộc Kinh 1 100 100 100 7 100 Dân tộc khác 0 0 0 0 0 0 3 Độ tuổi Từ 22 - 30 tuổi 0 0 0 0 0 0 Từ 31 - 40 tuổi 0 0 4 66.66 04 57.14 Từ 41 - 50 tuổi 1 100 2 33.33 03 42.85 Trên 50 tuổi 0 0 0 0 0 0 4 Trình độ Đại học 0 0 0 0 0 0 Cao Đẳng 0 0 0 0 0 0 Trung cấp 1 100 0 0 1 14.28 Sơ cấp 0 6 100 6 85.71

Nhận xét: Nhìn vào bảng 4.7 ta có thể thấy rõ được nguồn nhân lực của CBKN ở thị trấn Nghèn tương đối hạn chế, có tổng là 7 CBKN đang hoạt động trên địa bàn gồm có 1 CBKN viên và 6 CBKN cơ sở, đội ngũ CBKN là tương đối trẻ nằm từ độ tuổi 31-40. Mặc dù vậy thì trình độ của CBKN ở thị trấn Nghèn vẫn còn thấp. Chỉ có 1 CBKN viên là có trình độ trung cấp, còn lại các CBKN cơ sở là trình độ sơ cấp và chủ yếu là các trưởng xóm. Như vậy ta thấy được thực trạng về nguồn nhân lực của CBKN tại thị trấn là vẫn còn nhiều điểm hạn chế và trong thời gian tới thì cần tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các CBKN tại địa phương để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

4.2.5.2. Những thông tin cơ bản về cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn

Trong những năm qua, cán bộ khuyến nông của thị trấn Nghèn đã hoạt động rất tích cực, cùng với chính quyền địa phương luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với một địa bàn tương đối rộng như thị trấn Nghèn và tính chất công việc của một cán bộ khuyến nông cơ sở thì Phòng nông nghiệp huyện cùng với UBND thị trấn Nghèn đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Duy Trí làm cán bộ khuyến nông cơ sở chịu trách nhiệm địa bàn thị trấn Nghèn. Đồng chí Nguyễn Duy Trí năm nay 45 tuổi, từng tốt nghiệp trung cấp nông nghiêp và đã có thâm niên 8 năm trong nghề.

4.2.5.2. Những khó khăn cơ bản của CBKN thị trấn Nghèn

Trong quá trình công tác thì cán bộ khuyến nông đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển giao KHKT cũng như các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước thông qua bảng sau:

Bảng 4.8. Những khó khăn cơ bản của CBKN thị trấn Nghèn Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tổng số CBKN toàn thị trấn 7 100,00

- Kinh phí còn hạn hẹp 7 100,00

- Không được đào tạo chính quy về KN 7 100,00

- Thiếu kỹ năng tổ chức nhóm 2 28,57

- Thiếu kỹ năng giảng dạy cho người lớn 5 71,42

- Thiếp phương pháp tiếp cận cộng đồng 3 42,85

Nhận xét: Qua bảng 4.8 thì ta thấy, có 100% cán bộ khuyến nông được hỏi cho rằng nguồn kinh phí và cán bộ không được đào tạo chính quy về khuyến nông và đề nghị tăng nguồn kinh phí trong thời gian tới đa số cán bộ khuyến nông ở thị trấn Nghèn làm công tác khuyến nông chủ yếu được đào tạo qua các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp… Cán bộ khuyến nông thiếu kỹ năng giảng dạy cho người lớn chiếm 71,42%, thiếu kỹ năng tổ chức nhóm chiếm 28,57% và 42,85% là thiếu phương pháp tiếp cận cộng đồng. Điều cũng là một trong những lý do làm hạn chế khả năng truyền đạt các tiến bộ KHKT của các cán bộ khuyến nông, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận các tiến bộ KHKT của người dân.

4.2.4.3. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của CBKN

Do trình độ còn hạn chế, lại không đúng chuyên ngành đào tạo nên gây rất nhiều khó khăn cho CBKN gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nên nhu cầu đào tạo về lĩnh vực khuyến nông và các phương pháp kỹ năng để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông như: kỹ năng giảng dạy cho người lớn, các hoạt động về chăn nuôi, tin học…được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của CBKN thị trấn Nghèn

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

I. Tổng số CBKN toàn thị trấn 7 100,00

II. Nhu cầu đào tạo

1. Trồng trọt 5 71,42 2. Chăn nuôi 6 85,71 3. Lâm nghiệp 0 0 4. Thủy sản 3 42,85 5. Kế toán 1 14,28 6. KN&PTNT 4 57,14 7. Kỹ năng tổ chức nhóm 2 28,57

8. Kỹ năng giảng dạy cho người lớn 5 71,42

9. Phương pháp tiếp cận cộng đồng 2 28,57

10. Nghiệp vụ sư phạm 2 28,57

11. Tin học 5 71,42

Qua bảng 4.9 cho thấy, nhu cầu đào tạo của đội ngũ CBKN thị trấn Nghèn chủ yếu về khuyến nông và các phương pháp, kỹ năng để nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông. Trong đó, có 57,14% số cán bộ được hỏi có nhu cầu đào tạo về KN&PTNT, 71,42% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng giảng dạy cho người lớn, 85,71% có nhu cầu đào tạo về chăn nuôi, 71,42% có nhu cầu đào tạo về tin học, một số lại có nhu cấu đào tạo nâng cao trình độ về kê toán, thủy sản, nghiệp vụ sư phạm.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)