- Hoàn thiện phương pháp tập huấn kỹ thuật
Xác định các chủ đề tập huấn: xuất phát từ nhu cầu của dân, do dân đòi hỏi hơn là tập huấn theo kế hoạch.
Cần tăng cơ hội cho nông dân học tập qua làm thử, thực hành, làm mẫu. Có thể tập huấn ngay trên đồng ruộng của người nông dân.
Cán bộ khuyến nông cần có kiến thức và kỹ năng phát triển đồng, để buổi tập huấn có hiệu quả cán bộ KNV cơ sở nhất là sự có mặt của cán bộ cơ sở tại địa phương có vai trò quan trọng.
Nguồn kinh phí cho buổi tập huấn nên tập trung vào trang thiết bị để tập huấn một cách hiệu quả hơn là cấp kinh phí cho người đi tập huấn.
Đối tượng tham gia tập huấn thực sự là những người nông dân có nhu cầu, tạo điều kiện cho cả những hộ sản xuất nông nghiệp chưa tốt tham gia.
- Đối với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Lựa chọn kỹ thuật tiến bộ phù hợp với từng địa phương, mô hình phải đơn giản dễ tiếp thu.
Lựa chọn địa điểm mô hình: Trạm cần nắm vững điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng xã, tìm hiểu nắm rõ nhu cầu của người dân trước khi triển khai thực hiện mô hình.
Lựa chọn hộ tham gia: chọn những nông dân tình nguyện, năng động có uy tín trong cộng đồng, biết chia sẻ kinh nghiệm với người dân.
Có kế hoạch sớm, cụ thể để xây dựng mô hình: thời vụ, thời điểm triển khai, cung cấp giống, vật tư đảm bảo chất lượng cho mô hình.
Trong quá trình thực hiện, trạm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, trong việc theo dõi kiểm tra giám sát mô hình.
Mô hình cần được tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Mô hình tốt cần tổ chức tham quan, hội thảo phổ biến rộng rãi cho nông dân.
- Nguồn kinh phí phân cho các chương trình theo sự quy định nhưng phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương cụ thể:
+ Đầu tư kinh phí không chỉ chú trọng vào xây dựng các mô hình trình diễn, cần giàn trải cho các hoạt động khác như tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền.
+ Kiến nghị Nhà nước, tỉnh cần tăng thêm ngân sách cho hoạt động khuyến nông. Trạm khuyến nông cần chủ động trong việc hợp tác với các nhà tài trợ, các doanh nghiệp để bổ sung thêm kinh phí và dự án khuyến nông.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong suốt 18 năm phát triển trạm khuyến nông huyện Can Lộc đã kiện toàn hệ thống từ trạm đến cơ sở. Trạm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao triển khai các công tác khuyến nông rộng khắp trên địa bàn huyện đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
- Tổ chức hệ thống khuyến nông Can Lộc gồm 2 cấp: Cấp huyện và cấp xã. Trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ tương đối dày dặn về kinh nghiệm tuy nhiên số lượng chỉ có 05 cán bộ còn ít chưa đa ngành. Đội ngũ cán bộ KNV cơ sở gồm 22 đồng chí đa phần còn trẻ và năng động tuy nhiên họ đa phần là mới nhận công tác còn thiếu kinh nghiệm và năng lực làm việc chưa cao. Chính sách đãi ngộ với CBKN còn thấp khiến họ chưa yên tâm và nhiệt tình trong công tác. CBKN cấp cơ sở chủ yếu là các trưởng xóm nên họ sẽ có những hiểu biết nhất định về địa bàn của mình, nên chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ CBKN này thành đội ngũ mạnh trong hoat động và sản xuất.
- Về các hoạt động khuyến nông: Khuyến nông thị trấn Nghèn đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong việc thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, đưa nền kinh tế nông nghiệp của huyện chuyển sang một bước phát triển mới. Khuyến nông thị trấn Nghèn đã có các nội dung hoạt động khuyến nông tương đối đầy đủ tuy nhiên hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung nhiều vào yếu tố kỹ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Các mô hình trình diễn nhiều khi còn mang tính áp đặt chưa phù hợp với thực tế địa phương do vậy hiệu quả đem lại chưa cao.
- Ngân sách dành cho hoạt động khuyến nông hàng năm tăng nhưng còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác chuyển giao TBKT trong thời kì mới.
5.2. Kiến nghị
Để hoạt động khuyến nông của trạm ngày càng đạt hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Đối với trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Can Lộc cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến nông cho phù hợp với thực tế hiện nay. Việc phê duyệt kế hoạch hàng năm cần phải được thực hiện sớm nhằm tránh gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nông của thị trấn.
Đối với khuyến nông thị trấn Nghèn :
Cần nâng cao năng lực cho CBKN cả về trình độ chuyên môn và phương pháp, kỹ năng khuyến nông.
- Việc xây dựng mô hình trình diễn phải được tìm hiểu đánh giá để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người dân địa phương.
- Cần đưa vào biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến nông cấp xã, mỗi thôn cần có một cộng tác viên khuyến nông.
- Cần thành lập và duy trì hoạt động các tổ chức khuyến nông tự nguyện của nông dân như CLB khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, các nhóm nông dân sở thích… để thúc đẩy hoạt động khuyến nông.
- Tăng mức hỗ trợ vật tư cho nông dân vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ 100% chi phí cho nông dân nghèo khi tham gia xây dựng mô hình trình diễn.
- Cần tăng cường cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp, kinh tế nông nghiệp và cán bộ chuyên ngành khuyến nông cho trạm khuyến nông huyện, ưu tiên cán bộ là nữ và là người dân tộc thiểu số.
- Cần sớm thành lập CLB khuyến nông, nhóm sở thích để thúc đẩy hoạt động khuyến nông.
- Trong công tác khuyến nông cần có sự phối kết hợp chặt chẽ từ tỉnh - huyện - cơ sở - bà con nông dân, cùng sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể.
- Đối với hộ nông dân: Nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, tự nguyện tham gia và đóng góp ý kiến cho trạm hoàn thiện công tác của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động Khuyến nông - Khuyến ngư giai đoạn 1993 - 2008 định hướng hoạt động 2009 – 2020 ngày 19/12/2008.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2010 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2011.
3. Đỗ Kim Chung (2005), Phương thức và chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Can Lộc (2014), báo cáo kết
quả thông kê, kiểm kê đất đai năm 2014.
5. Phòng thống kê huyện Can Lộc (2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê 2012, 2013, 2014.
6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến
nông, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng (2007), Bài giảng Đào tạo huấn luyện trong Khuyến nông, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
8. UBND Thị trấn Nghèn 2015: Báo cáo kết quả hoạt động của HĐND năm 2014
9. UBND Thị Trấn Nghèn 2015: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội thị trấn Nghèn năm 2015
10.Trạm khuyến nông huyện Can Lộc (2012; 2013; 2014), Báo cáo tổng
kết công tác khuyến nông hàng năm.
11.Thủ tƣớng chính phủ (2005), Nghị định 56/2005/NĐ – CP ngày 26/4/2005, về công tác khuyến nông, khuyến ngư.
12.Thủ tƣớng chính phủ (2005), Nghị định số 02/2010 NĐ – CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông
II. Tài liệu từ internet
13. Cổng thông tin điện tử huyện Can Lộc;canloc.gov.vn
14. http://www.kinhtenongthon.com.vn 15. http://www.khuyennongvn.gov.vn
Số phiếu: ...
PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho cán bộ khuyến nông) Người điều tra: Nguyễn Đình Sáng Thời gian điều tra:.../.../2015
I. Thông tin chung 1. Họ và tên: .... ...Nam Nữ: ... ...
2. Tuổi...Dân tộc ...
3. Đơn vị công tác:...
4. Chức vụ: ... ...
II. Thông tin chi tiết 1. Anh (chị) đã được đào tạo chuyên ngành gì? Chăn nuôi Trồng trọt Thủy sản Kinh tế Lâm nghiệp Chuyên ngành khác……… 2. Anh (chị) tốt nghiệp trình độ gì? Trên đại học Cao đẳng Đại học Trung cấp chuyên nghiệp 3. Anh (chị) được phụ trách xã thị trấn nào? Số lượng cán bộ khuyến nông viên cơ sở tại địa bàn anh chị phụ trách? Xã/thị trấn Số lượng (người) Chuyên ngành đào tạo Trình độchuyên môn Trong 3 năm (2012-2014) anh (chị) đã chỉ đạo thực hiện những mô hình nào? ………...
4. Các mô hình sau khi thực hiện có được nhân rộng ra không? Có Không 5. Nếu không thì lý do tại sao?
……… 6. Theo anh (chị) lớp đào tạo tập huấn do trạm tổ chức cơ đáp ứng được nhu cầu cuả người dân không?
Đáp ứng tôt
Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng
7. Công tác thông tin tuyên truyền trong 3 năm (2012-2014) có được trạm tổ chức thường xuyên không?
Có Không
8. Nội dung của hoạt động thông tin tuyên truyền là gì?... 9. Anh (chị) có nhu cầu được đào tạo tập huấn về lĩnh vực gì?
Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Kế toán Nghiệp vụ sư phạm Kỹ năng tổ chức nhóm Tin học
Kỹ năng giảng dậy cho người lớn Phương pháp tiếp cận cộng đồng
Lĩnh vực khác………... 11. Hiện tại anh (chị) đang gặp phải những khó khăn gì trong công việc?
Kinh phí còn hạn hẹp
Không được đào tạo chính quy về KN Thiếu kỹ năng tổ chức nhóm
Thiếu kỹ năng giảng dạy cho người lớn Thiếp phương pháp tiếp cận cộng đồng
Số phiếu:……..
PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho nông dân) Họ và tên người điều tra: Nguyễn Đình Sáng Địa bàn điều tra:………
Ngày điều tra:……/………/2015
I. Thông tin chung 1. Họ và tên: ... Nam,Nữ...
2. Tuổi: …… ,Dân tộc:………..Trình độ học vấn:…………...
3. Tổng nhân khẩu:...Số lao động chính:...
3. Xóm(thôn)...xã:... Huyện: ………...
II. Thông tin về các hoạt động khuyến nông * Thông tin về hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật 1. Bác có biết các lớp tập huấn do CBKN tổ chức tại địa phương trong 3 năm (2012-2014) qua không? Có Không 2. Gia đình Bác có tham gia các lớp tập huấn đó không? Có Không 3. Nếu không? tại sao?...
Thiếu thông tin về lớp học Nội dung không phù hợp Lý do khácLý do khác:………
4. Nếu có? Tại sao? Nâng cao hiểu biết về KHKT Được tuyên truyền vận động Được hỗ trợ kinh phí Lý do khác: ………... 5. Nội dung các buổi tập huấn có cần thiết với nhu cầu của gia đình bác không?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
6. Bác tham gia các lớp tập huấn về? Trồng trọt
Chăn nuôi
7. Sau khi tham gia các lớp tập huấn do CBKN tổ chức gia đình bác có thường xuyên áp dụng vào sản xuất không?
Tham gia và áp dụng thường xuyên Tham gia và không áp dụng thường xuyên Tham gia nhưng không áp dụng
8. Trong thời gian tới gia đình bác có muốn tham gia vào các lớp tập huấn không? Có Không
* Thông tin về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
1. Gia đình Bác có biết về các MHTD được thực hiện tại địa phương trong 3 năm qua không?
Có Không 2. Gia đình Bác có tham gia thực hiện không?
Có Không 3. Nếu không thì tại sao?
Thiếu vốn Thiếu lao động Mô hình khó áp dụng Rủi ro cao
Ảnh hưởng bởi một số mô hình khác
4. Nếu có thì đó là mô hình gì?... 5. Tại sao gia đình bác lại thực hiện mô hình đó?
Nâng cao thu nhập
Nâng cao sự hiều biết về KHKT
Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia mô hình Tạo công ăn việc làm
6. Các mô hình gia đình Bác tham gia thực hiện đã được kết quả như thế nào? Rất tốt
Tốt
Bình thường Kém
10. Thời gian tới Bác có muốn được tham gia các mô hình không? Có Không
11. Nếu không thì tại sao?...
* Hoạt động thông tin tuyên truyền.
1. Gia đình bác tiếp nhận thông tin về KHKT sản xuất nông nghiệp từ nguồn nào? Từ cán bộ khuyến nông
Từ ti vi đài sách báo tài liệu khác Từ bạn bè hàng xóm
Từ nguồn khác
2. Bác có thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông không? Mức độ theo dõi và tìm kiếm thông tin KN
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không theo dõi và timg kiếm thông tin KN
3. Cán bộ khuyến nông có thường xuyên gặp gỡ nông dân không? Có Không 4. Nếu có thì gặp lúc nào?
Trước thời vụ Trong thời vụ Sau thời vụ
5. Nếu cán bộ khuyến nông sử dụng tài liệu phát tay gia đình bác có thực hiện theo hướng dẫn của tài liệu không?
Có Không
6. Nếu có? Tại sao?... 7. Nếu không ? Tại sao? ……….
8. Cán bộ khuyến nông có thường xuyên cung cấp thông tin tài liệu về tiến bộ kỹ thuật mới cho gia đình bác không?
Có Không
* Hoạt động tư vấn dịch vụ.
1. Gia đình bác có hay mua giống mới không?
Có Không
3. Nếu không? Tại sao?... 4. Giống mà cán bộ cung cấp có đáp ứng được nhu cầu gia đình bác không?
Có Không
5. Gia đình có mong muốn được khuyến nông cung cấp thêm dịch vụ gì không? ……….………...
* Đánh giá và kiến nghị của người dân về các hoạt động khuyến nông
1. Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong thời gian qua: Tốt
Khá Trung bình Không có ý kiến
2. Bác thấy các hoạt động khuyến nông của CBKN như thế nào? Đủ về nội dung và rất bổ ích
Đủ về nội dung nhưng chưa bổ ích
Khuyến nông chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất Chưa đủ về nội dung và không bổ ích
3. Việc áp dụng các kiến thức khuyến nông của gia đình bác như thế nào? Đã mang lại hiệu quả
Chưa mang lại hiệu quả Chưa áp dụng
4. Nhận xét của bác về kinh nghiệm và năng lực của cán bộ khuyến nông? Năng lực chuyên môn tốt
Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 5. Kiến nghị của hộ đối với các hoạt động khuyến nông
Tăng hoạt động tập huấn
Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông Tăng hoạt động tham quan hội thảo
Tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông In nhiều sách tài liệu khuyến nông Kiến nghị khác
Không có ý kiến gì