Xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 62)

Trước khi một tiến bộ KHKT được đưa vào thực tế sản xuất thì người dân vẫn còn rất băn khoăn về hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật đó. Vì vậy việc xây dựng các MHTD là cần thiết. Nó giúp cho người dân thấy được kết quả thực của tiến bộ KHKT tại địa phương, thấy được tiến bộ đó phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thời tiết, khí hậu của địa phương. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua xây dựng MHTD. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu có tính thuyết phục cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân áp dụng những tiến bộ KHKT vào thực tế sản xuất, làm cơ sở nhân rộng các mô hình.

Bảng 4.11. Kết quả mô hình trình diễn qua 3 năm (2012- 2014)

STT CHỈ TIÊU ĐVT

Năm So sánh (%)

2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ

1 Số mô hình trình diễn Mô hình 8 8 9 100,00 112,5 106,00

1.1 Trồng trọt Buổi 5 4 5 80,00 125,00 102,50

1.2 Chăn nuôi Buổi 2 3 3 150,00 100 125

1.3 Thủy sản Buổi 1 1 1 100,00 100,00 100,00

1.4 Lâm nghiệp Buổi 0 0 0 0 0 0

2 Số hộ tham gia Hộ 180 192 230 106,67 119,79 113,23

3 BQ số hộ/mô hình Hộ 23 24 26 104,35 108,33 106,34

Thấy được tầm quan trọng của mô hình trình diễn, khuyến nông thị trấn Nghèn đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn một cách rộng rãi và có hiệu quả. Trong thời gian qua dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Quốc gia, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Can Lộc, Phòng Nông Nghiệp & PTNT đã xây dựng được nhiều mô hình có hiệu quả.

Tất cả các MHTD đều có sự tham gia chỉ đạo, giám sát trực tiếp của cán bộ khuyến nông, mô hình nào cũng tiến hành tổng kết, mô hình nào cũng có hiệu quả, thì tổ chức tiến hành hội thảo đầu bờ mời bà con nông dân tham gia. Đó cũng là một trong yếu tố quan trọng giúp tiến bộ KHKT trở nên thực tế hơn, thuận lợi và tạo điều kiện nhân rộng các mô hình đó trên địa bàn toàn huyện.

4.3.1.1. Xây dựng MHTD khuyến nông trồng trọt

Hiện nay, các MHTD khuyến nông trồng trọt ở thị trấn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các mô hình trình diễn được xây dựng. Kết quả xây dựng MHTD khuyến nông trồng trọt được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12 Kết quả xây dựng MHTD trồng trọt giai đoạn (2012-2014)

Năm Tên mô hình Đơn vị thực hiện Quy mô

DT (ha) Số hộ (hộ)

2012

Mô hình lạc ĐT 22 Tân Vịnh 8 60

Mô hình trồng lúa giống mới Syn 6 Nam Sơn, Xuân Hồng 40 35

Mô hình trồng rau an toàn Bắc Sơn 2 18

Mô hình trồng ngô CP333 Xuân Thủy 3 15

Mô hình trình diễn phân bón NPK Phúc Sơn 10 80

2013

Mô hình trồng khoai tây sạch Tự Do 2 20

Mô hình cà chua bi Bắc Sơn 3 30

Mô hình trồng ngô giống mới CP A888 Xuân Thủy 1 10

Mô hình trồng lúa Nghệ An 2 Xuân Hồng 5 40

2014

Mô hình đỗ tương DT 2008 Xuân Hồng 3 34

Mô hình ngô lai LVN 8960 Tân Vịnh 2 15

Mô hình Dưa bao tử Tự Do 6 40

Mô hình trồng lạc L14 và L23 Bắc Sơn, Phúc Sơn 4 30

Mô hình lúa Nếp 98 Nam Sơn 10 85

Trong 3 năm (2012-2014) thị trấn đã xây dựng được 14 mô hình trồng trọt trên diện tích 92 ha (cộng dồn 3 năm) trong đó có 2 mô hình trồng lạc, 3 mô hình về trồng lúa, 3 mô hình trồng ngô, 1 mô hình trồng rau an toàn, 1 mô hình đậu tương, 1 mô hình cà chua, 1 mô hình trình diễn phân bón NPK và 1 mô hình dưa bao tử.

Thị trấn rất chú trọng xây dựng MHTD các loại cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai tây,… Nhằm tìm ra những giống mới về lúa, ngô, khoai tây phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, năng suất cao và ổn định.

Việc tuyên truyền mở rộng diện tích chuyển giao tiến bộ KHKT trong thâm canh cây lúa lai đã tạo nên bước đột phá mới về năng suất, sản lượng. Từ cây lúa lai chỉ xuất hiện ở 1 số xóm thì cho tới nay ở hầu hết các hộ nông dân trong thị trấn đều xuất hiện lúa lai. Ở vụ mùa lúa lai có khả năng kháng sâu bệnh khá tốt, chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo, năng suất 45-53 tạ/ha.

Để tạo ra những sản phẩm về khoai tây sạch khuyến nông thị trấn đã tiến hành xây dựng mô hình khoai tây sạch bệnh để cung cấp cho thị trường rau an toàn chất lượng.

Qua nghiệm thu đánh giá kết quả mô hình cho thấy ưu thế của các loại giống lạc mới là hơn hẳn so với giống lạc của địa phương. Các giống lạc này có khả năng kháng bệnh tốt, vỏ mỏng, giống lạc ĐT 22 và L23 có những điểm nổi trội hơn L14 về độ đồng đều của củ, tỷ lệ nhân/vỏ đạt trên 72 % năng suất bình quân đạt 25-27 tạ/ha đây là giống lạc được khuyến cáo mở rộng sản xuất.

Trước đây theo thói quen của người dân trong 1 năm thường sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ màu trên 1 diện tích đất và thường đem lại hiệu quả không cao. Nhưng cho tới nay với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều cánh đồng thu nhập cao được hình thành và mang lại hiệu quả cao so với mô hình sản xuất cũ. Các loại cây trồng như cà chua bi, dưa bao tử lại mang hiệu quả cao hơn sản xuất lúa đơn thuần.

4.3.1.2. Xây dựng MHTD khuyến nông chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, thị trấn Nghèn có ngành chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa các ngành chăn nuôi bò, lợn, gà. Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi được triển

khai tương đối rộng rãi với các chương trình: Phát triển đàn bò, lợn nái Móng Cái, chương trình phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học.

Bảng 4.13. Kết quả mô hình trình diễn chăn nuôi giai đoạn (2012-2014)

Năm Tên mô hình Đơn vị thực

hiện

Quy mô

Số lượng (con) Số h ộ (người) 2012 Mô hình lợn nái sinh sản Nam Sơn 20 2

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học Xuân Hồng 2.500 15 2013

Mô hình lợn móng cái Xuân Thủy 34 34

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học Xuân Hồng 2.660 26 Mô hình chăn nuôi lợn nái hướng nạc Phúc Sơn 89 64 2014 Mô hình vỗ béo bò thịt Nam Sơn 150 60

Chương trình cải tạo đàn bò Toàn huyện

(Nguồn: Khuyến nông thị trấn Nghèn)

a. Đánh giá mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Năm 2012 và năm 2013 từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với khuyến nông huyện, triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xóm Xuân Hồng với quy mô 5.160 con với 41 hộ tham gia (130 con/ hộ). Mục đích của việc triển khai mô hình giúp người dân dần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, số lượng ít mang tính tự cấp, chuyển sang phương thức chăn nuôi tập trung, số lượng lớn, tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Trước khi mô hình được triển khai Trạm phối hợp chặt chẽ với cán bộ xã tiến hành thẩm định lựa chọn các hộ tham gia mô hình, tổ chức tập huấn kỹ thuật, phương thức nuôi giúp người dân tham gia mô hình biết cách chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đối tượng nuôi này… Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% về giống, thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng. Nhờ được tập huấn kỹ thuật và áp dụng đúng phương thức nuôi nên sau hơn 3 tháng nuôi: Tỷ lệ gà sống đạt trên 96%, gà sinh trưởng tốt không có dịch bệnh xảy ra, trọng lượng bình quân/con đạt 2kg.

b. Mô hình lợn nái móng cái

Trong những năm gần đây, công tác chăn nuôi nói chung, nhất là chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Nghèn đã được bà con nông dân phát triển đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, bình quân tổng đàn lợn hàng năm của huyện hiện nay chỉ ở khoảng hơn 30.000 con, là địa phương có đàn lợn

thấp nhất tỉnh. Do không được chọn lọc nên hầu hết số nái Móng Cái là nái tạp; mặt khác, người dân chưa tiếp cận với các kỹ thuật chăn nuôi lợn nái Móng Cái theo quy trình mà chỉ chăn nuôi quảng canh dựa vào kinh nghiệm, chất lượng đực giống không đảm bảo nên lợn con giống sau khi sinh ra chất lượng thấp. Vì vậy, mỗi năm bà con nông dân thị trấn Nghèn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để nhập giống từ tỉnh ngoài khoảng 20.000 lợn con giống, chủ yếu qua mạng lưới tư thương để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn thịt. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng con giống, kiểm soát an toàn dịch bệnh, hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Xuất phát từ thực tế trên mô hình chăn nuôi lợn nái Móng cái ở xóm Xuân Thủy đã được thực hiện bởi Trạm khuyến nông huyện Can Lộc với 34 hộ dân tham gia, với quy mô 34 con lợn nái hậu bị được thực hiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Người dân trong vùng dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật từ chăn nuôi lợn hậu bị, phối giống, giai đoạn nái chửa, lợn nái nuôi con… Nên đàn lợn nái phát triển bình thường. Đến nay, từ 34 con lợn nái Móng Cái dự án cấp ban đầu đã có 30 lợn nái Móng Cái chửa đẻ và đã đẻ được hơn 300 lợn con giống.

4.3.1.3. Xây dựng MHTD khuyến nông thủy sản

Hiện nay chăn nuôi thủy sản là một hướng đi mới được nhiều người quan tâm. Nhưng các MHTD khuyến nông thủy sản được thực hiện ít hơn so với MHTD khuyến nông trồng trọt, chăn nuôi. Kết quả xây dựng MHTD khuyến nông thủy sản thể hiện qua bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả xây dựng MHTD thủy sản giai đoạn (2012-2014)

Năm Tên mô hình Đơn vị thực hiện Quy mô DT (ha) Số hộ 2012 Mô hình cá rô phi đơn tính Xuân Hồng 0,6 3 2013 Mô hình nuôi cá chép Nam Sơn 0,5 2 2014 Mô hình nuôi cá quả, cá rô đồng Phúc Sơn 1 2

(Nguồn: Khuyến nông thị trấn Nghèn) - Mô hình cá rô phi đơn tính thâm canh với quy mô 0,6 ha xóm Xuân Hồng.

thuốc phòng bệnh. Kết quả mô hình sau 06 tháng nuôi trọng lượng bình quân 450- 500g/con.

- Mô hình nuôi cá quả ghép: Quy mô 600 con/500m2 măt nước trình diễn xóm Nam Sơn, với mật độ thả 2 con/m2 (600 con cá quả + 400 con cá khác). Qua 06 tháng cá quả đạt trọng lượng 450-500g/con. So sánh hiệu quả nuôi cá quả ghép với nuôi cá truyền thống hiệu quả tăng trên 30%.

Tóm lại: Nhìn chung các MHTD đều được triển khai đúng quy trình, có sự chỉ đạo của Trạm khuyến nông huyện và UBND huyện, sự phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Phòng Nông Nghiệp và UBND các xã, thị trấn nơi triển khai mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)