Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Xác định được điều đó, khuyến nông thị trấn Nghèn đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân. Kết quả tập huấn qua 3 năm được thể hiện qua bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15. Số lƣợng các lớp tập huấn kỹ thuật Trạm tổ chức qua giai đoạn (2012 - 2014) STT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ Tổng số lớp tập huấn lớp 15 17 16 113,33 94,12 103,73 1 Phân theo ngành - - - - - - - 1.1 Trồng trọt lớp 6 8 7 133,33 87,50 110,42 1.2 Chăn nuôi – thú y lớp 5 5 4 100,00 80,00 90,00 1.3 Lâm nghiệp lớp 0 0 0 1.4 Thủy sản lớp 1 1 1 100 100 100 1.5 Đào tạo cán bộ lớp 3 3 4 100 133,33 116,67 2 Tổng số người tham gia Người 480 510 384 106,25 75,29 90,7721 3 BQ người tham gia/lớp Người 32 30 24 93,75 80 86,875
(Nguồn: Khuyến nông thị trấn Nghèn)
Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Mỗi khi chuẩn bị đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, thì kết hợp với cơ quan
trong và ngoài ngành khảo sát thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai trong đó có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và nhân dân trực tiếp sản xuất.
Qua bảng 4.15 cho thấy, số lớp tập huấn tăng dần qua các năm (BQ 3 năm tăng 3,73%. Tuy nhiên số lượng người tham gia năm 2013 lại thấp hơn năm 2013, sau đó năm 2012 lại tăng so với năm 2013). Điều này chứng tỏ đã có sự chọn lọc trong việc tham gia tập huấn của nông dân. Nông dân chỉ tham gia các lớp tập huấn khi họ thực sự thấy có ý nghĩa và thiết thực với sản xuất của mình. Do vậy mà số lượng người tham gia/lớp cũng đang có chiều hướng giảm xuống. Năm 2012 BQ 1 lớp có 32 học viên thì đến năm 2014 chỉ còn 24 học viên (BQ 3 năm giảm 13,12%). Điều này có tác động tích cực đến chất lượng dạy và học tại các lớp tập huấn. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn kinh phí và dụng cụ học tập cho nông dân, vì thế một số người tham gia học với ý thức không cao, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn. Bên cạnh đó việc mở lớp tập huấn của CBKN luôn gặp phải những trở ngại về kinh phí. Đây là một vấn đề đòi hỏi cần sớm giải quyết, cần có sự giúp đỡ của chính quyền huyện và cơ sở.
Hoạt động tập huấn của CBKN được thực hiện trên 4 lĩnh vực chính là: trồng trọt, chăn nuôi- thú y, lâm nghiệp, thủy sản, bên cạnh đó còn có những lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ. Số lớp có nội dung tập huấn về trồng trọt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 7/16 lớp (năm 2014). Số lớp tập huấn về chăn nuôi tuy còn ít nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh và được đông đảo nông dân quan tâm. Đây là điều hợp lý vì ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh cả về quy mô và yêu cầu chất lượng.
Qua bảng 4.15 chúng ta thấy, số lớp tập huấn về lâm nghiệp và thủy sản ,CBKN tổ chức được còn rất ít. Điều này đòi hỏi cần được tăng thêm biên chế hoặc bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ hiện nay để họ có thể đảm nhận tốt 2 mảng hoạt động còn rất yếu này. Để từ đó đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bà con nông dân, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá sản xuất tại địa phương.
Bảng 4.16. Một số lớp tập huấn trên địa bàn thị trấn Nghèn
Năm Tên lớp tập huấn Số lớp Đơn vị thực
hiện
Số người tham gia
2012
I. Trồng trọt
Tập huấn phòng trừ sâu bệnh cho giống lúa
Nghệ An 2 2 Nam Sơn 60
Tập huấn về kỹ thuật trồng giống lúa lai
Thiên ưu 998 2 Xuân Thủy 70
Kỹ thuật trồng lạc ĐT 22 2 Tân Vịnh 60
II. Chăn nuôi - - -
Tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà con 2 Xuân Hồng 60
Kỹ thuật chăm sóc lợn nái sinh sản 3 Nam Sơn 105
2013
I. Trồng trọt
Quy trình trồng cây khoai tây sạch 4 Xuân Thủy 100
Kỹ thuật trồng cây cà chua bi 4 Bắc Sơn 108
II. Chăn nuôi - - -
Tập huấn quá trình chăm sóc cho lợn móng cái 2 Xuân Thủy 68
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học 3 Xuân Hồng 90
2014
I. Trồng trọt
Tập huấn kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử 2 Bắc Sơn 64
Tập huấn quy trình trồng lạc L14 và L23 2 Phúc Sơn 56
Tập huấn kỹ thuật trồng cây đỗ tương DT 2008 3 Xuân Hồng 99
II. Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi cá quả,cá rô đồng 2 Phúc Sơn 70
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính 2 Xuân Hồng 74
(Nguồn: Khuyến nông thị trấn Nghèn)
Qua bảng 4.16 thì ta có thể thấy được, một số lớp tập huấn được mở ra tại thị trấn Nghèn phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân nên người dân tại đây đã tham gia rất nhiệt tình, một số mô hình, kỹ thuật đã được người dân tiếp thu, đón nhận và thực hiện có hiệu quả. Một số mô hình đang được áp dụng rộng
rãi trên địa bàn thị trấn Nghèn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn sẽ là đầu tàu cho ngành nông nghiệp thị trấn.