7. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
như ngành giáo dục quan tâm và xây dựng. Năm 2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung quy hoạch đã đánh giá được cung, cầu cũng như dự báo về cung, cầu nguồn nhân lực ngành giáo dục. Tuy nhiên, chưa có một quy hoạch chi tiết về nguồn nhân lực của ngành giáo dục Vĩnh Phúc, vì vậy còn có hiện tượng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương, một số trường và một số môn học [47].
3.3.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nguồn nhân lực
Những năm qua, Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung cũng như nguồn nhân lực ngành giáo dục nói riêng. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành giáo dục, trên địa bàn tỉnh đã có trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, trường Cao đẳng Sư Phạm trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hàng năm và được triển khai tới tất cả các cán bộ giáo viên. Bên cạnh đó sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng thường xuyên liên kết, hợp tác với các trường đại học lớn như trường đại học sư phạm Hà Nội 1, trường đại học sư phạm Hà nội 2… trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ cốt cán [33].
Ngành giáo dục Vĩnh Phúc cũng rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên và cán bộ quản lý có nhu cầu đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đến nay đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục Vĩnh Phúc về cơ bản đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên công tác đào tạo giáo viên trong thời gian qua chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nói chung và quy hoạch nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh nói riêng. Vì vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sinh viên học các trường
sư phạm ra không có việc làm, gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực cũng như sự hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân nói chung và những sinh viên nói trên. Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được tổ chức thường xuyên nhưng mới chỉ chú trọng bồi dưỡng kiến thức mà chưa thực sự chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm đổi mới về phương pháp và kỹ năng trong công tác giáo dục, chưa ứng dụng được các phương pháp giáo dục mới vào giảng dạy nên chất lượng còn hạn chế. Dẫn đến tình trạng ở bậc học phổ thông hiện nay mới chỉ trú trọng dạy về kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục kỹ năng cho học sinh.