Đổi mới chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 90)

7. Cấu trúc luận văn

4.3.4. Đổi mới chính sách đãi ngộ

4.3.4.1. Căn cứ giải pháp

- Đảng, nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương đã rất quan tâm và có những chính sách ưu đãi đối với cán bộ giáo viên, nhằm nâng cao đời sống của đội ngũ làm công tác giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần.Tuy nhiên, hiện nay thu nhập của đội ngũ cán bộ giáo viên chủ yếu vẫn chỉ là lương, các khoản phụ cấp ngành theo quy định. Chính vì vậy mà đời sống của cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đang xảy ra hiện nay là chưa thu hút được những học sinh giỏi theo học ở các trường sư phạm cũng như chưa thu hút được nhiều người có tài vào cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Hiện nay chế độ lương, phụ cấp của giáo viên vẫn mang tính cào bằng, chủ yếu tính theo số năm công tác nên chưa khuyến khích được những giáo viên có năng lực cống hiến hết mình cho nghề nghiệp. Thậm chí có một bộ phận giáo viên có tư tưởng chây ì, không chịu tu dưỡng rèn luyện chuyên môn, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Công tác thi đua khen thưởng, chế độ nâng lương sớm đã có nhưng mức độ chưa đủ mạnh để khuyến khích cán bộ giáo viên, đặc biệt là những giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực.

Vì vậy, cần có cơ chế ưu đãi đủ mạnh để thu hút những học sinh giỏi vào theo học ở các trường sư phạm như miễn học phí, trợ cấp chế độ ăn ở trong quá trình học tập. Song song với đó là bảo đảm việc làm khi ra trường cho sinh viên giỏi cũng như cam kết cống hiến cho ngành giáo dục của sinh viên sư phạm.

- Tạo động lực để giáo viên làm tốt hơn công tác giảng dạy, quản lý. - Tuy đời sống được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

- Còn thiếu động lực kích thích những giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực. 4.3.4.2. Nội dung giải pháp

Đổi mới chế độ lương, thưởng cho cán bộ giáo viên nhằm khuyến khích những người thực sự có tài yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường sư phạm nơi được coi là bộ máy cái của ngành giáo dục. Cụ thể, cần có lộ trình tăng mức lương cho giáo viên và cán bộ giáo dục, xây dựng cơ chế khen thưởng đủ mạnh để khuyến khích đội ngũ cán bộ giáo viên cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Xây dựng chế độ lương đặc thù cả về mức lương cũng như cơ chế tăng lương cho những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc, có những phát minh, sáng kiến có ích cho sự nghiệp giáo dục, có công trong công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi quốc tế, học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế để các trường chất lượng cao, các trường trọng điểm có thành tích xuất sắc được phụ huynh và học sinh tin tưởng có thể phần nào tự chủ trong công tác thu chi tài chính, từ đó tạo thêm thu nhập cho giáo viên.

Hình 4.2: Sơ đồ chính sách đãi ngộ cho giáo viên Chính sách đãi ngộ Tài chính - Tiền lương - Tiền thưởng - Phụ cấp - Phúc lợi - Hỗ trợ khó khăn Phi tài chính

- Các danh hiệu thi đua - Tạo điều kiện học tập - Thăng tiến

- Tạo điều kiện tham quan

- Xây dựng văn hóa nhà trường

Kết hợp

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển giáo dục đào tạo là yêu cầu cấp bách, là nền tảng và động lực để phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời kì hội nhập quốc tế. Muốn phát triển giáo dục và đào tạo thì việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định, trong đó công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục là khâu then chốt quyết định đến chất lượng giáo dục.

Nguồn nhân lực của ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trọng việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho mỗi quốc gia. Chất lượng của nguồn nhân lực ngành giáo dục quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của toàn xã hội, và do đó quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như sự phát triển của mỗi địa phương.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu đối với ngành giáo dục nói chung cũng như mỗi địa phương nói riêng, đây là nhân tố then chốt quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Những năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp và ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục. Nhờ vậy, ngành giáo dục Vĩnh Phúc cũng đã gặt hái được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, góp phần không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, công tác quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên của ngành giáo dục Vĩnh Phúc cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, những bất cập và hạn chế.

Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục, tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên ở bậc học phổ thông của ngành giáo dục Vĩnh Phúc, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa và

nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Luận văn mong muốn được đóng góp một phần vào sự phát triển của công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói riêng, cũng như sự phát triển của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo, cũng như những đóng góp quý báu của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, 2011. Nghị quyết hội nghị trung ương 8

khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Đặng Quốc Bảo, 2007. Những vấn đề giáo dục hiện nay, quản điểm & giải pháp. Hà Nội: Nxb Tri thức.

3. Đặng Quốc Bảo, 2007. Cẩm nang quản lý nhà trường. Hà Nội: Nxb chính trị quốc gia.

4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, 2013. Đề án: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo

dục giai đoạn 2011 – 2020.

6. Trần Văn Cầu, 2012. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

7. Chu Văn Cấp, 2012. Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 6, Trang 50-54.

8. Mai Quốc Chánh, 1999. Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH-

HĐH đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

9. Nguyễn Cảnh Chất, 2004. Tinh hoa quản lý. Hà Nội: Nxb Lao Động.

10. Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Phạm Văn Giang, 2012. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần nghị quyết đại hội XI của Đảng. Tạp chí phát triển nhân lực, số 4, Trang 51-55.

12. Phạm Minh Hạc, 2001. Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công

13. Phí Văn Hạnh, 2012. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu

đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb

Chính Trị Quốc Gia.

14. Vũ Ngọc Hải, Giải pháp phát triển giáo dục, Báo điện tử chính phủ.

15. Vũ Ngọc Hải và cộng sự, 2007. Giáo dục Việt Nam- Đổi mới và phát triển

hiện đại hóa. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

16. Phạm Xuân Hậu, 2013. Nâng cao chất lượng GD – ĐT trong tiến trình đổi

mới căn bản GDVN theo tinh thần nghị quyết đại hội lần XI. Viên nghiên cứu

giáo dục. Trường ĐH sư phạm TPHCM.

17. Nguyễn Văn Hộ, 2006. Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

18. Vũ Thị Huyền, 2004. Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo

dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Luận văn thác sĩ triết học. Trung tâm đào tạo bồi

dưỡng giảng viên lý luận chính trị - trường đại học Quốc Gia Hà Nội.

19. Nguyễn Duy Hưng, 2013. Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo

dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Luận án tiến sĩ quản lý giáo

dục. Trường đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Khung, 2011. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học

cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc

sĩ giáo dục học. Trường đại học Giáo Dục, ĐHQG Hà Nội.

21. Trần Kiều, 2003. Chất lượng giáo dục: Thuật ngữ, quan niệm. Tạp chí Giáo dục. Số 71, Trang 28-32.

22. Lê Thị Ái Lâm, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo. Hà Nội: Nxb khoa học xã hội.

23. Nguyễn Lộc và Mạc Minh Tráng, 2009. Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức

giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

24. Nguyễn Lộc, 2011. Vai trò và năng lực người cán bộ quản lý giáo dục. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục trong thế kỷ

25. Nguyễn Lộc, 2006. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực

ở Việt Nam. Hà Nội: Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.

26. Phạm Đình Ly, 2006. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 – 2010. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.

27. Lương Công Lý, 2014. Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ triết học. Học viện Chính

Trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Thị Hải Lý, 2011. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh

Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị. Trường đại học Kinh Tế

, ĐHQG Hà Nội.

29. Vũ Phương Mai, 2011. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, nông

nghiệp, nông thôn ở Bác Ninh. Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế chính trị.

Trường đại học Kinh Tế, ĐHQG Hà Nội.

30. Trần Thúy Nga và Phạm Ngọc Sáu, 2006. Tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp.

31. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân, 2004. Quản lý nguồn nhân lực Việt

Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

32. Bùi Văn Nhơn và cộng sự, 2004. Quản lý nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: Học viện Hành Chính Quốc Gia.

33. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo tổng kết năm học 2013-

2014- Phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015.

34. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013. Giáo trình khoa học quản lý. Hà Nội: Nxb đại học Quốc Gia Hà Nội.

35. Huỳnh Quang Thái, 2011. Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục – Đào

tạo tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế. Trường đại học Đà Nẵng.

36. Nguyễn Hồng Thái, 2009. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo định hướng

chuẩn hóa. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường đại học Sư Phạm đại học Thái Nguyên.

37. Nguyễn Văn Thêm, 2006. Biện pháp quản lý của phòng giáo dục trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông huyện Yên Dũng, tỉnh

Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

38. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2012. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ

chức công. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

39. Nguyễn Minh Thuyết, 2013. Giải pháp cho nền giáo dục ít tiền. http://giaoduc.net.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=136039.

40. Nguyễn Hữu Tiệp, 2010. Giáo trình nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Lao động - xã hội.

41. Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm, 1996. Phát triển nguồn nhân lực, kinh

nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc Gia.

42. Phạm Minh Tú, 2011. Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế. Trường đại học Đà Nẵng.

43. Thái Duy Tuyên, 1999. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại. Hà Nội: Nxb Giáo Dục.

44. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương, 2002. Quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

45. Hoàng Thị Tú Oanh, 2007. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo – thực

trạng và giải pháp hoàn thiện. Luận văn thạc sĩ ngành lý luận lịch sử nhà nước

và pháp luật. Khoa Luật trường ĐHQG Hà Nội.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh

Vĩnh Phúc đến năm 2020.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, 2011. Quy hoạch phát triển giáo dục, đào

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)