Quản lý chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.2. Quản lý chất lượng nguồn nhân lực

Là quản lý năng lực của người lao động cũng như nâng cao thái độ của người lao động từ đó nâng cao chất lượng lao động. Quản lý năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng như mục tiêu chiến lược trong tương lai.

Hoạt động quản lý chất lượng nguồn nhân lực gồm các nội dung như:  Nâng cao kiến thức của giáo viên

Nâng cao kiến thức của giáo viên chính là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức khác như: ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị để người lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng như trong tương lai đặt ra đối với ngành giáo dục.

Trang bị cho giáo viên những kiến thức mới bắt kịp với sự phát triển của thời đại, từ đó cập nhật được những kiến thức mới để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Nâng cao kĩ năng của đội ngũ giáo viên

Phát triển kĩ năng là nâng cao khả năng của đội ngũ giáo viên trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu cao hơn của nghề nghiệp ở hiện tại, cũng như trang bị những kiến thức mới trong tương lai. Ngoài các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm còn phải trang bị cho đội ngũ nhà giáo các kĩ năng khác như: kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng sống, quan hệ xã hội…

Nâng cao hành vi, thái độ làm việc của đội ngũ giáo viên

Trình độ nhận thức của người lao động được biểu hiện qua hành vi, thái độ và cách ứng xử của họ trong công việc. Nhận thức giúp cho giáo viên cách nhìn nhận về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc, điều này thể hiện trong hành vi của họ trong công việc. Nhận thức, hành vi của người giáo viên được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ quản lý và trình độ phát triển của nguồn nhân lực [2].

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)