Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1.4.Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

“Quản lý nguồn nhân lực là tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi người trong tổ chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của tổ chức, tăng cường cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức, đạo đức và xã hội”.[31,tr 29].

Ở cấp độ vi mô là: tổ sản xuất, phân xưởng, phòng ban, doanh nghiệp, hay một đơn vị sự nghiệp nhà nước. Các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ này

bao gồm các hoạt động xác định nhu cầu, tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí lực lao động trong tổ chức, tổ chức đào tạo và phát triển lao động, đãi ngộ … nhằm đảm bảo một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.

Ở cấp độ vĩ mô thì tổ chức có thể là địa phương, một ngành hay quốc gia. Và hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm một số hoạt động như quyết định các chính sách quốc gia, xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực, kế hoạch về nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, phân bổ sử dụng lao động toàn xã hội, và các chính sách đãi ngộ cho người lao động. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động và kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động … Và các hoạt động trên nhằm tạo ra một lực lượng lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình bao gồm các nội dung là: Xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bố trí sử dụng nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực.

Như vậy có thể nói quản lý nguồn nhân lực vừa có tầm vĩ mô, phạm vi quản lý là nguồn nhân lực của một quốc gia, vừa ở tầm vi mô trong một tổ chức, quản lý nguồn nhân lực không phải theo nghĩa hành chính, áp đặt chính sách mà là sự tìm kiếm mối liên hệ giữa công việc và người thực hiện công việc đó, cải thiện nó nhằm mục đích đạt hiệu quả tối đa cho tổ chức trên cơ sở sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn nhân lực [38,tr13].

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 28)