Thực trạng việc tạo động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên bằng việc cải thiện

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 65)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5.3.Thực trạng việc tạo động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên bằng việc cải thiện

việc cải thiện điều kiện làm việc

Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội, trong những năm qua ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tương đối toàn diện và đầy đủ, phần nào đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Hệ thống trường lớp được xây mới khang trang, sạch đẹp, không còn hiện tượng phải học 3 ca, nhiều trường đã có phòng học bộ môn, trang thiết bị cho việc dạy học cũng được ngành giáo dục quan tâm cấp phát thường xuyên. Đến nay, 100% các trường THPT đều có phòng học tin học được nối mạng internet, đa số các trường THCS cũng được trang bị phòng học tin học, một số trường đã được trang bị phòng học ngoại ngữ. Sở Giáo dục cũng thường xuyên cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn về khai thác và sử dụng thiết bị dạy học, về ứng dụng cũng như triển khai các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, gia tăng gợi mở, đối thoại [33].

3.2.5.4. Thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên bằng tạo cơ hội thăng tiến

Ngành giáo dục Vĩnh Phúc và các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ theo quy định hiện hành của nhà nước về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục, vì vậy không gây ra hiện tượng cục bộ, mất đoàn kết nội bộ. Cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm đều là những người có đủ phẩm chất, năng lực công tác [33].

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 65)