7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi; Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến đường cao tốc xuyên á Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là điều kiện đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội... Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp và đô thị lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn. Vĩnh Phúc nằm ven sông Hồng, sông Lô là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ. Bên cạnh đó, hệ thống đầm hồ đa dạng của Vĩnh Phúc cũng là lợi thế để phát triển các loại hình du lịch [46].
Là tỉnh nằm trong khu vục trung du miền núi phía bắc, với địa hình nhiều đồi núi, đặc biệt là các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương và Bình Xuyên, với điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn, vị trí giữa các trường cách xa trung tâm huyện. Đây cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý