Công việc xúc tiến quảng bá du lịch của Hà Tiên luôn được quan tâm đã được in ấn trong những ấn phẩm giới thiệu du lịch Kiên Giang, tham gia hội chợ du lịch thương mại Mekong Cấn Thơ, liên kết với TP.HCM, An Giang, Cần Thơ, đặc biệt là Campuchia và Thái Lan để mở rộng tour, tuyến du lịch.
Việc tổ chức năm văn hóa du lịch thị xã Hà Tiên gắn với lễ hội giỗ tổ Mạc Cửu, nhằm tiếp tục tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, tạo điều kiện thu hút du khách và các nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu Hà Tiên.
Qua những giới thiệu tổng quan về Hà Tiên trên, ta có được cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngành du lịch Hà Tiên, nhưng để hiểu rõ hơn ta phân tích Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong quá trình pháttriển ngành du lịch. triển ngành du lịch.
- Điểm mạnh:
Về vị trí địa lý: Thị xã Hà Tiên là một dải đất có vị trí nằm nơi cửa sông, ven biển, có nhiều dạng địa hình như: vũng, vịnh, đồng bằng, đồi núi, sông rạch, hang động, hải đảo...Hà Tiên còn là cửa ngõ đường biển đến một số nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Maylaysia,…, có cửa khẩu Quốc tế nằm tiếp giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển, cách tỉnh Kampot 60 km và cảng Kep 20 km (Vương quốc Campuchia); Với khoảng cách từ Hà Tiên đến đảo Phú Quốc dài 45 km, đến Khu Công nghiệp Ba Hòn - Hòn Chông (huyện Kiên Lương) dài 20 km, cách thành phố Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang khoảng 90 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 340 km. Từ đó có thể khẳng định: vị trí địa lý của Hà Tiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch nội địa liên huyện, liên vùng và các nước trong khu vực.
Khí Hậu: Hà Tiên nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC và Ít bị ảnh hưởng bão trực tiếp xảy ra.
Danh lam thắng cảnh: Hà tiên có thế mạnh vượt trội về du lịch danh lam thắng cảnh nhờ nhiều cảnh đẹp tự nhiên phong phú, đa dạng do thiên nhiên ban tặng với biển, hải đảo, sông, núi, rừng, đồng bằng,… nên rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
Văn hóa lịch sử: Hà Tiên có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống, tôn giáo rất phù hợp cho hình thức đi du lịch về nguồn, cụ thể như Miếu Cô Năm, lăng Mạc Cửu, chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung, … bên cạnh đó còn có các lễ hội đặc thù hàng năm được như lễ Ok – Om – Boc, lễ đua nghe ngo, hội tao đàn văn thơ, …tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với du khách.
Về quy hoạch: Về việc công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thực hiện chậm, chưa tiến triển, cảnh quan thiên nhiên đang bị phá vỡ bởi các công trình xây dựng tư nhân và công cộng. Một số di tích bị xâm hại đất đai, chưa được bảo tồn, trùng tu qua loa, chưa khoa học làm ảnh hưởng đến vấn đề khai thác và hiệu quả du lịch.
Nguồn nhân lực phục vụ và năng lực quản lý trong ngành du lịch:
Nguồn lực phục vụ trong ngành du lịch còn thiếu số lượng và yếu kem về trình độ chuyên môn, chưa được đào tạo chuyên sâu và thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực quản lý yếu kem là lý do chính đã làm du lịch Hà Tiên ngày càng xuống cấp và đây cũng là vấn đề then chốt trong quá trình phát triền du lịch.
Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: Việc tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được quan tâm đúng mức; Hệ thống thông tin phục vụ khách du lịch trong nước và ngoài nước còn nghèo nàn và không hiệu quả; Khách du lịch rất khó khăn khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến du lịch của Hà Tiên.
Sản phẩm du lịch hiện nay vẫn tập trung vào du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cuối tuần chưa khai thác được những sản phẩm du lịch khác mang tính đặc trưng riêng của mình để hấp dẫn du khách.
Các dịch vụ hỗ trợ để phát triển du lịch: khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí, sản xuất và phân phối hàng lưu niệm cũng như các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm truyền thống đặc trưng của mình còn thiếu, không đa dạng và nghèo nàn chất lượng
Tài nguyên môi trường và giao thông: Trong khu môi trường tư nhiên của Hà Tiên ngày càng bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa, các hoạt động công nghiệp và trách nhiệm bảo vệ, khả năng kiểm soát mức ô nhiểm của các cơ quan quản lý cũng như trình độ dân trí, ý thức của người dân còn kem, gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch; Mặc dù hạ tầng giao thông khá tốt nhưng hệ thống vận tải hành khách chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, du khách như chưa có tuyến xe buýt công cộng, hệ thống xe taxi còn ít,…
Tính thời vụ và hiệu quả trong hoạt động du lịch: Mặc dù kiện khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch quanh năm nhưng du lịch của Hà Tiên vẫn không phát huy được thế mạnh này, điều này được thể hiện mùa du lịch thường bắt
đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ 2/9 thời điểm này được xem là mùa cao điểm trong năm. Chính vì mang nặng tính thời vụ nên đã xảy ra tình trang: trong mùa cao điểm, các điểm du lịch, cơ sở phục vụ như nhà hàng, khách sạn,.. hoạt động quá tải thì ngược lại mùa thấp điểm, ngành du lịch không tận dụng được hết cơ sở hạ tầng du lịch sẵn có, hiệu quả hoạt động không cao gây mất cân đối và lãng phì nguồn lực xã hội.
Chính những điểm yếu trên đã làm chi phối đến hành vi của du khách, du khách có xu hướng rút ngắn số ngày lưu trú.
- Cơ hội:
Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho nhiều khách nước ngoài đến với Việt Nam sinh sống, làm việc đã tạo điều kiện mở rộng thị trường du lịch, đây là cơ hội tốt để thu hút khách nước ngoài đến Hà Tiên.
Ngành du lịch được xem là ngành mũi nhọn trong chính sách của nhà nước, đang được chú trọng. Cùng với nền tảng chính trị ổn định, môi trường thân thiện, an toàn, văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc, tất cả những điều đó làm cho hình ảnh đất nước Việt Nam nổi bật trong bản đồ du lịch thế giới, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng chính trị, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố nổ ra liên tục ở nhiều nơi trên thế giới.
Đời sống của người dân ngày càng tăng lên nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhất là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
- Thách thức:
Sự cạnh tranh từ các địa phương khác: Cùng với sự thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, ngành du lịch ở địa phương nói chung và khu vực miền nam nói riêng đang đang được chính quyền quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Do vậy, du lịch Hà Tiên phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các địa phương khác.
Môi trường tư nhiên bị xâm hại: Quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường tự nhiên như: rác thải, chất thải chưa qua xử lý.
Tệ nạn xã hội: Hàng loạt vấn đề về xã hội như mại dâm trá hình, ma túy, an ninh trật tự, .. cũng gia tăng.
Qua những phân tích trên đã phần nào làm rõ hơn về tình trạng hoạt động du lịch Hà Tiên để từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn cho ngành du lịch Hà Tiên.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của du lịch Hà Tiên.2.4.1 Quy trình nghiên cứu 2.4.1 Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Hà Tiên Luận văn cần thực hiện theo quy trình nghiên cứu hình 2.6 sau đây:
Đề tài nghiên cứu gồm có 02 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, phân tích dữ liệu phần mềm SPSS 16.0
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn thảo luận nhóm để điều chỉnh các biến quan sát đo lường các khái niệm cần nghiên cứu.
Đối với nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp bằng bảng câu hỏi trực tiếp để phỏng vấn đối tượng cần nghiên cứu. Phần mềm SPSS kiểm định tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của khách du lịch như kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, …..
-Đánh giá độ tin cậy các thang đo -Loại biến quan sát không phù hợp
Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết Thang đo
nháp
-Ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm
-Ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm -Khảo sát chính thức ( n=220) -Mã hóa dữ liệu -Thống kê mô tả -Khảo sát chính thức ( n=220) -Mã hóa dữ liệu -Thống kê mô tả Cronbach Alpha Cronbach Alpha
Viết báo cáo Viết báo cáo
Thang đo
chính thức Phỏng vấn sơ bộ
(n= 30)
Phỏng vấn sơ bộ (n= 30)
Hình 2.6. Quy trình nghiên cứu