Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động du lịch tại thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 39)

Phương pháp sử dụng đầu tiên nghiên cứu định tính dùng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào qui trình quy nạp (nghiên cứu => lý thuyết) như hình 2.3 Và công cụ chính để sử dụng là thảo luận cá nhân, phỏng vấn, quan sát. Tác giả sử dụng phương pháp này điều chỉnh thang đo. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận nhóm theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến.

Khe hổng => Câu hỏi nghiên cứu Lý thuyết => Mô hình, giả thuyết

Xây dựng thang đo Kiểm định thang đo Kiểm định mô hình, giả thuyết

Hình 2.7 Qui trình định tính xây dựng lý thuyết (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2012)

Công cụ thu thập thông tin - Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi này chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau: - Thông tin phân loại người trả lời như giới tính, tình trạng gia đình, tuổi, trình độ học vấn, quốc tịch, số lần du khách đã đến Hà Tiên, du khách biết Hà Tiên thông qua nguồn nào, du khách có quay lại Hà Tiên sau khi sử dụng sản phẩm du lịch địa phương hay không.

- Thông tin về sự đánh giá sản phẩm du lịch ở các khía cạnh cụ thể được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh đánh giá từng nhân tố gồm tài nguyên thiên nhiên, di sản nhân tạo, con người, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch, kinh tế - văn hóa – xã hội.

Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi.

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của chuyên gia và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức (n = 30).

Thông tin một số câu hỏi điều chỉnh trong bảng câu hỏi cho phù hợp sau khi đi khảo sát thử, tránh bị nhiễu và hiểu sai thông tin về bảng câu hỏi (xem phần phụ lục 1).

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu theo một nội dung đã được chuẩn bị trước.

Quan sát: tác giả tham gia thụ động để quan sát mục tiêu chính là xác định những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch của địa phương, giúp tác giả thu nhận được những kiến thức và những vấn đề cần nghiên cứu, xác định được tầm quan trọng của các yếu tố theo quan điểm của khách du lịch và những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch của tỉnh.

Thảo luận nhóm: là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận nhóm và đối tượng phỏng vấn là khách du lịch và những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch của tỉnh Hà Tiên. Theo dàn bài thảo luận ở phụ lục 1

Phỏng vấn: là một hình thức nghiên cứu có tính chất cá nhân hơi nhiều so với bảng hỏi. Trong phỏng vấn cá nhân, tác giả đã làm việc trực tiếp với người được phỏng vấn. Không giống như phiếu điều tra gửi qua email, người phỏng vấn sẽ có cơ hội được đặt những câu hỏi tiếp theo.

Các thông tin cần thu thập:

• Xác định khả năng đáp ứng của dịch vụ du lịch Hà tiên với yêu cầu của khách hàng, thông qua sự đánh giá hiện trạng du lịch Hà Tiên.

• Tìm ra những chênh lệch trong đánh giá hiện trạng giữa bên cầu và bên cung, để có những giải pháp điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

• Xác định những kênh, phương tiện quảng bá cho phù hợp.

Đối tượng phỏng vấn:

Thành phần tham gia phỏng vấn khách du lịch và những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch của thị xã Hà Tiên.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho việc nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi tiến hành đi khảo sát sẽ tham khảo ý kiến của chuyên gia và thu thập thử tại các khu du lịch trên địa bàn thị xã Hà Tiên để kiểm tra thử cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động du lịch tại thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 39)