Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động du lịch tại thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (Trang 44 - 45)

- Thiết kế mẫu

Tổng thể nghiên cứu: tổng thể mẫu là những du khách hiện đang đi du lịch tại Hà Tiên

Khung chọn mẫu: là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu của đề tài này chỉ giới hạn ở khu vực Hà Tiên.

Phương pháp chọn mẫu: có 2 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất.

Kích thước mẫu: trong mô hình nghiên cứu ở trên, đã xác định được 06 giả thuyết nghiên cứu và 25 biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 bậc khoảng (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý) để lượng hóa và 06 giả thiết, theo quy tắc tối thiểu là: 25 x 5 = 125 mẫu đo lường (Bentle & Chou, 1987). Nhưng tác giả khảo sát đảm bảo độ tin cậy của thang đo, do đó số mẫu tính toán 220 mẫu.

Cách lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện, chọn ngẫu nhiên các du khách đang đi du lịch tại Hà Tiên.

Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày trong phần “Phụ lục 1”. Có tất cả 220 bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát, có một số nhóm đối tượng chưa thực sự tham gia đóng góp vào bảng câu hỏi. Tất cả các bảng câu hỏi này đều được loại bỏ trước khi tiến hành nhập liệu. Do đó, số lượng bảng câu hỏi chính thức được tiến hành nhập liệu để phân tích chỉ còn lại 200 bảng câu hỏi, đạt tỷ lệ khoảng 90,1% so với tổng số bảng gửi đi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động du lịch tại thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (Trang 44 - 45)