CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH HÀ TIÊN ĐẾN NĂM
3.2 Phát triển sản phẩm du lịch Hà Tiên
Qua nghiên cứu ở chương 2, kết hợp với chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020 và chương trình phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013-2020, đề tài đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Hà Tiên theo 2 hướng.
3.2.1 Phát triển du lịch Hà Tiên trong tổng thể của ngành du lịch tỉnhKiên Giang và Việt Nam. Kiên Giang và Việt Nam.
Theo quan điểm phát triển của ngành du lịch Việt Nam và tỉnh Kiên Giang, phát triển sản phẩm du lịch dựa “trên những lợi thế vể tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của các vùng miền, đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, phát triển được những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, phù hợp với thị trường mục tiêu du lịch Việt Nam, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày; Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, thương hịệu du lịch quốc gia, thương hiệu sản phẩm du lịch theo vùng, thương hiệu loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường thể chế, chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương” (Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020 số 321/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/02/2013). “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng và net đặc trưng của tỉnh về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa- lịch sử; phát triển du lịch phải gắn chặt với việc bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, môi trường; kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh” (Nghị Quyết số 04- NQ/TU ngày 27/02/2013 về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020). Từ quan điểm trên ngành du lịch Hà Tiên cần “ Xây dựng sản phẩm du lịch phong phú độc đáo, mang sắc thái riêng của Hà Tiên gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái biển, đảo, hang động”.
Xây dựng du lịch Hà Tiên thành một sản phẩm tổng hợp qua sự liên kết của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp theo chiến lược tổng thể của ngành du
lịch Việt Nam và Tỉnh Kiên Giang tạo thành một sức mạnh tổng hợp có sự phát triển cộng hưởng.
Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch phải gắn với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững.