Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 26 - 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước

1.2.2.1. Sản xuất

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được cam, chanh, quýt, bưởi ở Việt Nam từ lúc nào nhưng chắc chắn cam, chanh, quýt, bưởi là những cây ăn trái được trồng lâu đời và phổ biến nhất. Hiện nay nước ta có nhiều giống cam, quýt khác nhau phân bố khắp nước tùy thuộc vào đặc điểm thích nghi của chúng với từng vùng.

Theo niên giám thống kê 2008, diện tích trồng cam, quýt nước ta ước tính gần 80,1 nghìn ha. Sản lượng 687,6 nghìn tấn quả. Theo niên giàm thồng kê 2010, diện tích cam quýt ở nước ta khoảng 75,3 nghìn ha sản lượng khoảng 728,6 nghìn tấn quả trong đó vùng sản xuất cam quýt lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50.2 nghìn ha chiếm 62,67 % diện tích trồng cây có múi của cả nước, sản lượng là 485,3 nghìn tấn quả chiếm 70,57 %. Năng suất cam, quýt, chanh ở đồng bằng sông Cửu Long tuy thấp nhưng vẫn xác định được là loại cây ăn quả nhanh cho thu hoạch và hiệu quả kinh tế cao[2]. Theo thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2012, tổng diện tích cam quýt nước ta 66.200 nghìn ha, sản lượng 960,3 nghìn tấn[3].

Theo số liệu thống kê năm 2012, tình hình sản xuất cam quýt được thể hiện trong bảng:

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam 5 năm gần đây Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích (nghìn ha) 80,1 77,4 75,3 68,8 66,7 Năng suất (tấn/ ha) 8,472 8,262 9,676 10,746 14,397 Sản lượng (nghìn tấn) 678,6 693,5 728,6 739,3 960,3 (Nguồn: FAOSTAT/Statistics,)[9]

Ở nước ta cây ăn quả có múi trong đó có cam, quýt là một trong những loại quả quan trọng được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ lực. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong khoảng 5 năm trở lại đây diện tích trồng cam quýt liên tục giảm, về năng suất và sản lượng tăng tương đối ổn định, đặc biệt tăng đột biến về năng suất, sản lượng vào năm 2012.

Giữa các vùng sinh thái sự phân bố cây ăn quả không đồng đều, tập trung chủ yếu vào 3 vùng trọng điểm:

- Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện lợi thế về sinh thái về cây ăn quả, có vị trí thuận lợi về giao thông vận tải, có thị trường tiêu thụ đã hình thành vùng cây ăn quả lớn (trên 80 % diện tích trồng cây ăn quả của cả nước). Theo Trần Thế Châu năng suất trung bình của các tỉnh đối với cam đạt 105 tạ/ ha, quýt 87 tạ/ha, chanh 88 tạ/ha, bưởi 74 tạ/ha. Đối với các huyện trọng điểm cam đạt 237 tạ/ha, quýt đạt 242 tạ/ha, chanh 128 tạ/ha, bưởi 177 tạ/ha[3].

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc diện tích cây ăn quả có khoảng 17% diện tích cả nước[3].

- Vùng Bắc Trung bộ khoảng 12%[3].

+ Trồng phân tán trong các vườn của hộ gia đình với mục đích tự túc, bổ sung dinh dưỡng bữa ăn.

+ Trồng tập trung thành các vùng do các nông trai gia đình, nông lâm trường với mục đích sản xuất hàng hóa với quy mô diện tích khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm đất đai và tập quán canh tác của từng vùng.

1.2.2.2. Tiêu thụ

Phát triển cam, quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần để xuất khẩu.

Theo điều tra của viện dinh dưỡng những năm 1990 - 1994 mức tiêu thụ hoa quả bình quân ở vùng nông thôn khoảng 20 - 25 kg/người/năm. Ở các vùng thành phố là 40 - 45 kg/người/năm. Trong đó cam quýt chiếm trên dưới 50%. Ngoài ra, nhu cầu của thị trường trái cây trong nước tăng lên là do có lượng khách nước ngoài du lịch vào Việt Nam trong những năm tới ngày càng tăng[2]. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm có múi rất đa dạng ngoài hệ thống chỉ đạo sản xuất lưu thông phân phối của Nhà nước, tổng công ty rau quả trung ương và các đơn vị trực thuộc dưới tác động của cơ chế thị trường hệ thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân được hình thành một cách rộng khắp và chặt chẽ từ thu mua đến vận chuyển đường dài, bán buôn, bán lẻ tỏ ra có hiệu quả[4]. Tổng hợp từ tình hình sản xuất, tiêu thụ cam quýt trên thế giới và Việt Nam ta có thể rút ra nhận xét sau:

- Cam, quýt, chanh là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Khi thu nhập và đời sống được nâng cao thì nhu cầu về quả tươi lại càng tăng cả về lượng và chất. Đa dạng hóa sản phẩm (cam chín sớm, chín muộn, nhiều chủng loại ), cam, quýt đủ độ ngọt, ít hạt, ít xơ, sạch bệnh là yêu cầu đặt ra cho sản xuất và bảo quản.

- Một đất nước đông dân như nước ta là một tiềm năng to lớn của mặt hàng quả có múi.

- Việt Nam có ưu thế về điều kiện tự nhiên và tập quán trồng cam quýt trên nhiều vùng với quỹ gen phong phú. Những năm gần đây, do tác động của cơ chế kinh tế mới nên sản xuất phát triển mạnh, thu nhập về cam, quýt trên cùng một loại đất cao hơn nhiều so với các cây trồng khác nhưng chất lượng còn kém nên giá cả không ổn định. Các vùng chuyên canh cam, quýt chưa hình thành rõ. Vậy nên cần tạo sự liên kết sản xuất giữa các gia đình, các trang trại với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đầu vào và đẩu ra để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có chất lượng đó là điều kiện dể ngành sản xuất cam, quýt phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 26 - 29)