2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1.6. Đặc điểm kinh tế của vùng
kinh tế của người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy trong những năm qua tình hình kinh tế của địa phương đã có nhiều biến đổi theo hướng đi lên. Khó khăn chính là địa hình chủ yếu là đồi núi, điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Vì vậy nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông, kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế, các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại vẫn chưa phát triển.
Người dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp là chính, đời sống về vật chất cũng như trình độ dân trí nhìn chung ở mức thấp. Trong những năm qua cơ cấu phát triển kinh tế của xã là tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của xã có xu hướng biến đổi tích cực. Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của xã. Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó chú trọng cây lúa, những cây trồng khác như: ngô, khoai, sắn, quýt mận cũng được quan tâm phát triển. Năm 2013, diện tích đất trồng lúa đạt 225,5 ha.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng của xã Quang Hán năm 2013
Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Cây lúa 225,5 5,51 1.242,50 Cây ngô 209 4,1 856,90 Cây quýt 49 12,572 616,02 Cây mận 30 11,5 345,00 Cây sắn 30,5 3 91,50 Cây đỗ tương 56 0,8 44,80
Qua bảng trên ta thấy sản lượng lương thực chính là lúa đạt 1242,5 tấn, ngô là 856,9 tấn, quýt là 616,02 tấn, mận là 345,0 tấn, sắn là 91,5 tấn, đỗ tương là 44,8 tấn.Xã cũng đã áp dụng các giống mới năng suất cao vào sản xuất với các giống lúa Syn 6, TH3-3, VL20, NhịƯu 838, Q.ưu số 1, SL8H-GS9...
+ Chăn nuôi: Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành trồng trọt, việc chăn nuôi của xã trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt. Năm 2013, toàn xã có 623 con trâu, đàn bò là 199 con, đàn ngựa là 432 con, đàn lợn là 2480 con, gia cầm là 11.578 con.
Xã chú trọng tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đủ sức kéo và sản phẩm cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của xã gặp không ít thăng trầm do chịu ảnh hưởng của các dịch bệnh điển hình như năm 2013 có dịch long móng lở mồm ở trâu, bò, lợn mang lại nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền các huyện phối hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, trạm thú y các huyện và các cơ sở thú y dịch bệnh đã sớm được dập tắt, số lượng và chất lượng đàn gia súc được kiểm tra chăm sóc chặt chẽ, đàn gia súc, gia cầm được khôi phục phát triển bình thường. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi tiên tiến được áp dụng vào sản xuất. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã. Hiện nay, chất lượng đàn gia súc, gia cầm đang được củng cố và nâng cao, nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất thay thế dần các giống địa phương có năng suất thấp, dễ bị thoái hoá.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã Quang Hán qua 3 năm (2011 - 2013)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ PTBQ (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Tổng GO 38,62 100 44,2 100 49,88 100 113,6 Trồng trọt 20,04 51,89 24,8 56,0 29,62 59,38 121,5 Chăn nuôi 18,58 48,11 19,4 44,0 20,26 40,62 104,42
(Nguồn thống kê xã Quang Hán )[7]
Tổng giá trị sản xuất của xã Quang Hán thu được chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi với 49,88 tỷ đồng (năm 2013). Trong đó, giá trị sản xuất thu từ trồng trọt là 29,62 tỷđồng, thu từ chăn nuôi là 20,26 tỷđồng. Tổng giá trị sản xuất có tăng lên qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 113,6%. Cơ cấu ngành trồng trọt tăng còn chăn nuôi lại giảm do nhiều hộ gia đình bỏ nuôi gia súc dẫn đến giá trị tăng chậm. Cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 59,38%, tốc độ tăng bình quân là 121,5 % do việc mở rộng diện tích trồng cây quýt đã đem lại giá trị sản xuất cao cho toàn xã.
- Lâm nghiệp: Diện tích rừng qua các năm liên tục được trồng thêm nhằm mục đích rừng sản xuất và rừng phòng hộ giảm ô nhiễm môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn kế hoạch đã đề ra.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trong những năm gần đây hầu như không phát triển, trên địa bàn xã không có doanh nghiệp kinh doanh và cơ sở tư nhân.
- Thương mại, dịch vụ
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ của xã kém phát triển. Chỉ có một số hoạt động dịch vụ như: dịch vụ nông nghiệp, hàng hóa bán lẻ.
- Hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất của tổ chức sản xuất
Xã không có hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động. Đa số việc sản xuất hiện nay trong xã được tổ chức theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ.
3.1.1.6.1. Đặc điểm tình hình dân số và lao động
+ Tổng dân số: Theo số liệu thống kê tháng 12/2013, xã có 2.729 nhân khẩu với 563 hộ gia đình. Hầu hết dân số của xã là dân tộc Tày, Nùng. Xã có 13 xóm, trong đó dân sốđều sống tập trung.
Mật độ dân cư 86 người / km2. Có các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh. Trong đó:
Dân tộc Tày chiếm: 50% Dân tộc Nùng chiếm: 40% Dân tộc Mông chiếm: 5% Dân tộc kinh chiếm: 5 %
+ Lao động và việc làm: Theo số liệu thống kê tháng 12/2013 xã có 1.874 người ở độ tuổi lao động chiếm 68,66% tổng dân số. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - xã hội hiện nay sử dụng chưa thật hợp lý, lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (trong đó ngành nông nghiệp có 1.390 lao động, các ngành phi nông nghiệp có 484 lao động).
Trong những năm qua, xã cũng đã có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đã khuyến khích tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động của xã Quang Hán qua 3 năm (2011 - 2013) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ PTBQ (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) I. Tổng Số hộ Hộ 547 100 556 100 563 100 101,44 1. Hộ NN Hộ 450 82,26 455 81,83 460 81,70 101,1 2. Hộ PNN Hộ 97 17,74 101 18,17 103 18,30 103,05 II. Tổng số khẩu Khẩu 2.653 100 2.708 100 2.729 100 101,42 1. Khẩu NN Khẩu 2.115 79,72 2.105 77,73 2.030 74,39 97,97 2. Khẩu PNN Khẩu 538 20,28 603 22,27 699 25,61 114 III. Tổng số LĐ LĐ 1.841 100 1.867 100 1.874 10/0 100,89 1. Lao động NN LĐ 1.461 79,35 1.420 76,06 1.390 74,18 97,535 2. Lao động PNN LĐ 380 20,65 447 23,94 484 25,82 112,95 IV. Bình quân 1. Khẩu/ hộ Khẩu 4,38 - 4,43 - 4,47 - 101,02 2. LĐ/ hộ LĐ 3,14 - 3,10 - 3,10 - 100,45 3. LĐNN/ hộ NN LĐ 2,45 - 2,36 - 2,34 - 97,73
(Nguồn: UBND xã Quang Hán)[7]
Qua bảng trên cho thấy, số khẩu trong một hộ gia đình tăng lên qua các năm, ở đây chủ yếu là người dân tộc sinh sống nên trình độ dân trí còn thấp, nhiều gia đình vẫn sinh con thứ ba, làm cho cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn, con cái ít có điều kiện đi học. Số lao động trên một hộ là khá lớn, điều này sẽ rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, số người ăn theo ít sẽ là điều kiện tốt cho hộ phát triển kinh tế. Tuy số hộ sản xuất nông nghiệp cũng đã giảm qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, gây khó khăn cho việc nâng cao đời sống cho nhân dân. Vấn đề đặt ra trong những năm tới là cần thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sinh con thứ ba, phải tích cực phát triển các ngành nghề phụ như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng để tăng thu nhập cho hộ. Chuyển dần số lao
động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.
3.1.1.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
+ Xã Quang Hán có 13 xóm hành chính, diện tích đất tự nhiên là 2.2345,86 ha, trong đó đất ở 15,58 ha.
Trong những năm qua với sự phát triển nhanh của kinh tế, đời sống nhân dân, trình độ trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Công trình công cộng, cơ sở hạ tầng trên địa bàn địa bàn xã cũng được nâng cấp.
•Giao thông
Giao thông giữa các thôn xóm trên toàn xã có 8km đường được bê tông hóa, giao thông xã còn nhiều khó khăn, nhiều con đường chưa được bê tông hoá[7].
•Thủy lợi
Toàn xã có 22 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt hàng ngày.Được thực hiện từ năm 1999 thực hiện chủ trương kiên cố hóa kênh mương của tỉnh và sựđầu tư của Nhà nước nên nông dân trong các xóm tích cực củng cố xây dựng các công trình thủy lợi[7].
•Điện
Năm 2000 xã mới được Nhà nước đầu tư xây dựng đường điện, điện lưới quốc gia vào phục vụ nhu cầu sản xuất sinh hoạt của nhân dân, hiện đã có 10/13 xóm đã có điện. Đến thang 12/ 2007 các xóm trong xã đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó do địa hình chia cắt nhiều hộ vẫn chưa có điện[7].
● Giáo dục
Trong những năm qua xã đã chú trọng và quan tâm đến ngành giáo dục. Cả xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở với 525 học sinh. Trong đó trường mầm non 128 em, trường tiểu học 213 em, trung học cơ sở 167 em. Các em trong độ tuổi đi học được huy động đến
lớp đạt 100 %. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu bàn ghế, sách vở cho học sinh. Hàng năm nhà trường tiến hành khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch, tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 diễn ra tiết kiệm, có ý nghĩa[7].
● Y tế
Sức khoẻ của con người là rất quan trọng nên trong những năm qua công tác y tế của xã đã được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Các công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân và các chương trình y tế quốc gia đã được triển khai có hiệu quả[7].
Cả xã chỉ có 1 trạm y tế đặt tại trung tâm xã, có 1 bác sĩ, 4 y tá, 1 dược sỹ, 13 y tế thôn bản[7].
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt các nội dung phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm nên trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã [7].
● Hoạt động văn hoá thông tin
Hoạt động văn hoá thông tin của xã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, nó đã phục vụ kịp thời các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân trong xã. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển trên toàn bộ các thôn xóm[7].
Hiện nay 100% các xóm trong xã đã có nhà văn hoá, sân chơi. Phong trào xây dựng xã văn hoá, thôn văn hoá, gia đình văn hoá và bài trừ các tệ nạn xã hội được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia[7].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động văn hóa của xã trong những năm qua đạt kết quả tốt, các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến tới từng địa bàn dân cư. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đời sống tinh thần trong nhân dân được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức và ngày
càng phát triển. Thực hiện nếp sống văn minh, các điểm dân cư luôn chấp hành các quy ước, tích cực tham gia xây dựng xóm, xã văn hóa. Đến nay xã có 13/13 xóm được công nhận xóm văn hóa, có 462/653 gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Ngoài ra, các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được phát triển rộng rãi. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ do huyện tổ chức đều được xã tích cực tham gia. Các phong trào nhân đạo: từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đều được nhân dân đồng tình ủng hộ.
+ Thể dục thể thao: xã luôn duy trì các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn, tích cực tham gia các phong trào thể dục - thể thao do huyện tổ chức. Tổ chức hội thao chào mừng các ngày lễ, tập hợp đông đảo các tầng lớp thanh thiếu niên tham gia phong trào rèn luyện thân thể khỏe mạnh để lao động sản xuất nâng cao đời sống vật chất, văn hóa trong nhân dân. Hiện tại xã chưa có sân thể thao.
* Đánh giá chung vềđiều kiện kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu thi đua lao động vượt qua khó khăn của nhân dân, trong những năm qua, xã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Người dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Văn hóa - xã hội đã đạt được nhiều thành tích, công tác an ninh quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế. Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội chưa đạt được theo bộ tiêu chí Quốc gia, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, cần xây dựng lại quy hoạch tổng thể, cụ thể cho toàn xã theo hướng phát triển mới, bền vững. Không chỉ đạt các tiêu chí Quốc gia mà cần phải phấn đấu vượt các tiêu chí đó để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết mà vẫn giữđược bản sắc văn hóa của dân tộc
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây quýt ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây quýt ở xã Quang Hán
Xã Quang Hán có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.345,86 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 568,03 ha. Đây là vùng đất phù hợp cho cây quýt, mận và một số các loại cây khác như lúa, ngô, đỗ tương,... Trong những