Chi phí sản xuất cho 1ha quýt của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 60 - 62)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.2.2. Chi phí sản xuất cho 1ha quýt của các nhóm hộ điều tra

Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng quýt phụ thuộc vào chi phí đầu vào, năng suất, giá cả thị trường. Như vậy, việc đầu tư chi phí đầu vào hợp lý sẽ giúp tăng năng suất cao, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây trồng. Tuy nhiên, đối với người sản xuất nông nghiệp thì việc đầu tư bao nhiêu là hợp lý vẫn đang là một ẩn số bởi từ xưa tới nay người nông dân vẫn thường sản xuất theo kinh nghiệm và thói quen là chính. Trong sản xuất nông nghiệp, nó tuân theo quy luật hiệu suất giảm dần, vì vậy không phải cứ đầu tư cao là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác nhau về năng suất giữa các nhóm hộ, tôi tiến hành điều tra về mức độ đầu tư chi phí cho một ha quýt ở mỗi nhóm hộ.

Người dân mất tiền mua giống cây quýt, một phần là tự triết ghép, mua phân chuồng vì hầu hết người dân tự có giống hoặc mua và phân chuồng là gia đình tự sản xuất nhưng để phán ánh một cách xác thực nhất, tôi sẽ tính toán tất cả chi phí theo giá trên thị trường: Giống cây quýt 50.000đ/1 cây, phân chuồng là 1 triệu đồng/tấn, đạm 11.500 đ/kg, phân lân 4.500 đ/kg, phân NPK 5.600 đ/kg, phân kali 13.000 đ/kg, công lao động 110.000 đ/công.

Trong bảng 3.11 phản ánh đầu tư chi phí cho 1 quýt năm 2013 ở các nhóm hộ điều tra. Tổng chi phí cho sản xuất ở các nhóm hộ là khác nhau. Tổng chi phí ở hộ khá là 112.086.070 đồng/ha cao hơn hộ trung bình 10.387.790 nghìn đồng và cao hơn hộ nghèo là 19.696.070 nghìn đồng. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do đầu tư chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, công lao động ở các nhóm hộ không giống nhau.

Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí trung gian của nhóm hộ trung bình và hộ nghèo nhỏ hơn nhóm hộ khá vì 2 nhóm hộ này ít đầu tư hơn do có ít vốn trong sản xuất, Nhóm hộ khá

có chi phí trung gian cao nhất do đầu tư nhiều hơn nên chi phí trung gian là 64.231.730 đồng, Nhóm hộ trung bình có chi phí trung gian là 55.826.640 đồng. Nhóm hộ nghèo không có máy cày vì vậy khâu làm đất họ phải hoàn toàn thuê máy cày của nhóm hộ khá, chi phí trung gian của nhóm hộ này là 50.790.000 đồng, thấp hơn nhóm hộ trung bình 5.036.640 đồng. Nhóm hộ khá có máy cày nên trong chi phí trung gian ngoài chi phí giống, phân đạm, phân lân, phân NPK, phân kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, họ chỉ mất thêm khoản tiền dầu cho máy cày chứ không phải thuê làm đất như 2 nhóm hộ còn lại nữa nên chi phí trung gian là cao nhất so với hộ trung bình và hộ nghèo.

Chi phí giống ở 3 nhóm hộ là như nhau vì diện tích trồng 1 cây quýt là như nhau, các hộ đều trồng cây cách cây và hàng cách hàng như nhau. Muốn thu được năng suất cao thì phải đầu tư nhiều loại phân bón khác nhau và phải bón đủ cũng như chăm sóc cây trồng hợp lý. Mặc dù phân chuồng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí trung gian nhưng đây là phần chi phí không phải mua và hơn nữa bón phân chuồng sẽ không có hại cho đất và cây trồng nên nó được bón một lượng rất lớn.

Ngoài phân chuồng ra, cây quýt cần nhiều loại phân bón khác như phân đạm, phân NPK phân kali, phân lân,. Nhóm hộ khá có điều kiện hơn nên sẽ bón phân với lượng cao hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo. Về chi phí phân chuồng ở 3 nhóm hộ là hộ khá là 9,15 tấn/ha hộ trung bình là hơn 8,17 tấn/ha, hộ nghèo là 8 tấn/ha nguồn phân bón chính ở nhóm hộ nghèo là phân chuồng nên họ bón với lượng lớn đểđầu tư ít phân bón ngoài hơn, mất ít chi phí hơn.

Trong sản xuất quýt người dân phun thuốc trừ sâu, họ hầu như phun quanh năm cứ có sâu hại cây là họ phun chính vì vậy chi phí thuốc trừ sâu cũng chiếm chi phí khá cao, hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo do họ đầu tư nhiều hơn.

Về chi phí vân bổ cũng khác nhau có sự khác nhau, hộ nghèo và một số hộ trung bình do không có điều kiện nên nhiều hộ không thể mua sắm máy

cày, hộ nghèo không có cái máy cày nào. Nhóm hộ nghèo khấu hao 0 đồng trong khi nhóm hộ khá là 934.340 nghìn đồng, hộ trung bình là 925.090 đồng.

Về công lao động, nhóm hộ khá sẽ mất nhiều công hơn vì họ có thêm công làm đất, còn với hộ nghèo và một số hộ trung bình họ đã thuê máy cày nên họ không phải bỏ công ra làm đất nữa. Chi phí cho mỗi công lao động là 120.000 đồng. Chi phí công lao động bình quân 1ha của nhóm hộ khá là 46.290.000 đồng, nhóm hộ trung bình là 44.946.550 đồng, nhóm hộ nghèo là 41.600.000 đồng.

Như vậy, tổng chi phí của nhóm hộ khá sẽ là lớn nhất vì họ đầu tư nhiều phân bón hơn, khấu hao nhiều hơn, mất nhiều công lao động hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)