2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt huyện Trà Lĩnh
Với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc trồng cây quýt, cây quýt được gieo trồng ở Trà Lĩnh từ lâu, trong những năm gần đây diện tích trồng quýt phát triển mạnh, tập trung ở một số xã Quang Hán, Cao Chương, Tri Phương, Lưu Ngọc sau đó được mở rộng trồng tại các xã Xuân Nội, Quang Trung, Cô Mười.
Sản xuất quýt ở huyện Trà Lĩnh chủ yếu là sản xuất quy mô hộ gia đình. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh nên trồng quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng quýt không ngừng tăng.
* Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng quýt tại huyện Trà Lĩnh năm 2011- 2013
Năm 2011: Diện tích đạt 238 ha, sản lượng 2.468,5 tấn. Trước đây, một số hộ dân chỉ trồng vài cây quýt để phục vụ gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình chuyển sang mở rộng diện tích trồng cây quýt.
Diện tích tăng cao hơn so với năm 2009 là người dân thấy được hiệu quả mà cây quýt mang lại nên đã mở rộng diện tích trồng, đồng thời Hội đồng nhân dân huyện có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây quýt trên địa bàn, cùng với nỗ lực chỉđạo của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở.
Năm 2012: Diện tích là 248 ha, sản lượng là 2.520 tấn, diện tích tăng so với năm 2011 là 10 ha, nhiều hộ gia đình trong xã mới trồng quýt thấy được hiệu quả cây quýt mang lại nên đã mở rộng trồng diện tích trồng. Đầu vụ giá bán sản phẩm chỉ từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, tuy nhiên vào dịp giáp tết nhu cầu của người tiêu dùng tăng nên giá bán có thể lên đến 50.000 - 65.000 đồng/ kg.
Năm 2012: Diện tích là 248 ha, sản lượng là 2.520 tấn, nguyên nhân được sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên hiệu quả chuyển đổi đã đạt kế hoạch đề ra.
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng trồng quýt tại một số xã
Đơn vị xã Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năn suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Quang Hán 46 10,05 462,30 48 12,03 577,44 49 12,50 612,50 Cao Chương 28 10,30 288,40 31 10,00 310,00 35 11,06 387,10 Lưu Ngọc 14 9,18 128,52 18 10,75 193,50 21 11,05 232,05 Tri Phương 16 10,50 168,00 20 10,75 215,00 29 11,06 320,74
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Lĩnh) Trong 4 xã trồng nhiều quýt của huyện Trà Lĩnh thì xã Quang Hán là xã có diện tích trồng nhiều nhất, diện tích và năng suất của xã có tăng lên (từ 46 ha năm 2011 lên 49 ha năm 2013). Năng suất quýt của các xã có tăng lên qua các năm làm cho năng suất bình quân của toàn huyện cũng tăng lên. Còn những xã như Lưu Ngọc, Tri Phương diện tích trồng quýt tăng lên nhanh chóng do người dân thấy được hiệu quả của cây quýt mang lại cao hơn hẳn do với các cây trồng khác.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng quýt ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong địa bàn xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2013, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2011 - 2013.
+ Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ 1/2014 - 6/2014.
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
• Thực trạng về sản xuất quýt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng?
•Hiệu quả kinh tế của cây quýt và so sánh với hiệu quả kinh tế của cây mận trên địa bàn xã?
•Có những giải pháp chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quýt của các hộ nông dân trên địa bàn xã?
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quang Hán
- Phân tích thực trạng sản xuất quýt tại xã Quang Hán
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây quýt ở các hộđiều tra, từ đó so sánh với hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận
- Một sốđịnh hướng, giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất quýt tại xã Quang Hán.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp
Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khoá lụân tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Quang Hán
*Thu thập thông tin sơ cấp
Là những thông tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân. Các thông tin về sản xuất, ý kiến của người dân được tổng hợp và phân tích nghiên cứu.
Sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
Các bước thực hiện như sau:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Trong địa bàn nghiên cứu, chọn 3 xóm có diện tích trồng quýt nhiều nhất để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra là xóm: Roỏng Búa, Pò Mán, Bản Mặc
- Chọn mẫu nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (20 hộ tại xóm Roỏng Búa, 20 hộ tại xóm Pò Mán, 20 hộ tại xóm Bản Mặc), đối tượng điều tra là các hộ trồng quýt phân theo 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo, dựa trên danh sách phân loại hộ do cán bộ xã cung cấp cùng sự giúp đỡ của cán bộ xóm.
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.
+ Nội dung phiếu điều tra: thông tin cơ bản về nông hộ, tình hình sản xuất quýt tại hộ gia đình.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đềđể thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở phù hợp với thực tế, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham tham gia của người dân.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin qua các cán bộ địa phương, từ các nhà lão nông và từ các hộ nông dân làm ăn khá.
+ Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu.
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Đối với thông tin thứ cấp:
Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tựưu tiên vềđộ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì lập bảng biểu.
* Đối với thông tin sơ cấp:
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin
+ Thống kê mô tả: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ quýt. + Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tốđịnh lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để so sánh tình hình sản xuất quýt qua các năm, so sánh giữa các nhóm hộ điều tra là
nhóm hộ khá, trung bình và nghèo về các phương diện: chi phí sản xuất, kết quả sản xuất.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.
+ Phương pháp đồ thị thống kê: Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm, số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận được các đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động.
2.5. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất. Đối với nông hộ GO gồm:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Giá trị sản xuất nghành nghề. + Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ. GO = ∑ = n l i Pi Qi. Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm thứ i. Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i i: Là số lượng chủng loại sản phẩm
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. IC = ∑ = n l i Pj Ci.
Trong đó: Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng. Pj: Đơn giá đầu vào thứ j
- Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích.
MI = VA - A - T
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cốđịnh T: Thuếđất nông nghiệp
- Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Pr = GO - TC
Trong đó:
+GO: Là tổng giá trị sản xuất. + TC: Là tổng chi phí.
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quýt
- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: GO/ha: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha
VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha - Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian. VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian.
MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian. Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động:
GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động. VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động. MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động. Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.
* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Chúng tôi sử dụng giá cả bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.
2.5.3. Các chỉ tiêu bình quân Công thức tính số bình quân: Công thức tính số bình quân: n Xi X n i ∑ = = 1
Các số bình quân trong báo cáo này như: Thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân,….
2.5.4. Về giá cả sử dụng trong tính toán
Sử dụng giá cả bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu tại xã Quang Hán.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quang Hán là một xã vùng III biên giới nằm ở phía Tây của huyện Trà Lĩnh, lãnh thổ của xã có vĩ độ địa lý từ 106020’ kinh độ đông, 22055’ vĩ tuyến bắc
- Phía Bắc giáp với nước Trung Quốc và xã Cô Mười. - Phía Đông giáp với thị trấn Hùng Quốc.
- Phía Tây giáp với xã Lưu Ngọc và xã Quang Vinh. - Phía Nam giáp với xã Cao Chương.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.345,86 ha, xã có 13 xóm thôn bản, trung tâm trụ sở UBND xã cách trung tâm huyện 700m về phía Tây.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Quang Hán là một xã có địa hình miền núi cao có độ cao trung bình 500 - 600m so với mặt nước biển. Cao nhất là đỉnh núi đá Phia Giể cao 1.102m. Địa hình của xã không được bằng phẳng. Dạng địa hình được cấu tạo theo tiểu vùng, có những cánh đồng ruộng bậc thang, và có những vùng có cánh đồng thoai thoải có lượng đất màu được giữ lại. Hàm lượng đất đai tương đối màu mỡ phù hợp với việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
Quang Hán là vùng phát triển nhiều về trồng lúa nước,trồng ngô, trồng các loại cây ăn quả như: mận, hồng, quýt, có những cánh đồng thoai thoải tương đối bằng phẳng có tầng đất canh tác dày từ 40 - 70 cm có hàm lượng mùn khá, đất có phản ứng hơi chua.
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết và khí hậu
Xã Quang Hán nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và mưa nhiều, nhiệt độ bình quân 20,3 0C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7, 8 là 26 0C thấp nhất là tháng 1 chỉđạt 11,9 0C.
Lượng mưa trong vùng khoảng 1.500 - 2.000 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3. Độ ẩm không khí trung bình 80,7%.
Xã có các khe suối nhỏ dày đặc có con sông nhỏ chảy dài qua các xóm Bản Mặc, Vững Bền, Pò Mán cung cấp một lượng nước lớn tưới tiêu cho nông nghiệp.
Điều kiện khí hậu thủy văn của vùng thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du miền núi.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, đó là tư liệu sản xuất quan trọng tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thếđược. Nó là tiền đề để thực hiện các chương trình kế hoạch của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong khi đất đai hạn chế mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên nên đểđảm bảo phát triển kinh tế các cơ quan các cấp chính quyền phải tận dụng tối đa nguồn lực