2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.7. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất quýt của hộ nông dân
với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng, sử dụng máy móc trong sản xuất nên khó khăn này chỉ chiếm 65%.
3.2.7. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất quýt của hộ nông dân dân
Từ khảo sát thực tếđến phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất quýt của các hộ nông dân rút ra được một sốưu điểm và hạn chế như sau:
* Ưu điểm:
- Trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư trong trồng quýt, mở rộng diện tích sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mua sắm máy móc mới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm được thời gian làm đất, hiệu quả sản xuất được nâng lên.
Theo điều tra thực tế từ 60 hộ trồng quýt thì có 35 hộ tham gia vào các lớp tập huấn về cách chăm sóc cây quýt, được tâp huấn cách phân bón, các hướng dẫn khoa học kĩ thuật khác. Sản xuất quýt cần nhiều lao động, chính vì vậy góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm trong nông thôn. Cây quýt đem lại hiệu quả cao nên thu nhập của người dân được nâng lên, từng bước thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây quýt.
* Hạn chế
+ Hộ nông dân chưa tập trung vào trồng mới và thâm canh đúng quy trình kỹ thuật do vậy một số diện tích trồng đang bị xuống cấp nhanh chóng.
+ Diện tích quýt còn chưa tập trung thành từng vùng hàng hóa, mà còn chia nhỏ lẻở khắp các thôn bản. Ngoài ra diện tích đó còn chia nhỏ lẻ cho các hộ
sẽ gây khó khăn cho canh tác
+ Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất quýt của một số hộ nông dân còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là hộ nông dân thiếu vốn để đầu tư, một phần do chưa chú trọng phát triển việc sản xuất quýt
+ Tiêu thụ quýt cho nhân dân chưa ổn định, chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho toàn bộ người dân địa phương. Người dân còn thiếu thông tin thị trường trong việc sản xuất nên sản phẩm của người dân không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhiều khi lượng cung còn nhiều hơn cầu. Vì thiếu thông tin thị trường nên các thông tin về giá người dân cũng không nắm được dẫn đến hiện tượng bị thương buôn ép giá.
+ Nhiều hộ gia đình lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Giá phân bón thì ngày càng tăng cao.
- Giá bán quýt trên thị trường chưa ổn định, giá bán chênh lệch ở thời điểm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ khiến nhiều người dân gặp khó khăn.trong khi tiêu thụ sản phẩm
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT QUÝT TẠI XÃ QUANG HÁN, HUYỆN
TRÀ LĨNH,TỈNH CAO BẰNG 4.1. Phương hướng phát triển cây quýt tại xã Quang Hán
4.1.1. Phương hướng
- Phát triển cây quýt là một trong những chiến lược phát triển kinh tế trên đất đang trồng ngô, khoai, sắn, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, hình thành các vùng trồng quýt tập trung có khối lượng hàng hóa lớn.
- Phát triển cây quýt theo hướng mới, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời mở rộng diện tích địa bàn trồng mới.
- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc, bảo quản được lâu hơn nữa, để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản xuất bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng hơn nữa.
4.1.2. Kế hoạch phát triển sản xuất quýt ở xã Quang Hán đến năm 2017
Phát triển sản xuất quýt nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hóa, khai thác tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho địa phương.
Bảng 4.1. Kế hoạch phát triển cây quýt ở xã Quang Hán đến năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 Diện tích Ha 50 55 60 110,00 109,09 Năng suất Tấn/ha 12,8 13,5 14,2 105,47 105,2 Sản lượng Tấn 640 742.5 852 116,02 114,74
Trong điều kiện hiện nay, xã cần khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển cây quýt cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Kế hoạch đặt ra cho năm 2015 diện tích trồng quýt sẽ là 50 ha, năng suất 12,8 tấn/ha. Kế hoạch cho năm 2016 diện tích sẽ là 55 ha, năng suất 13,5 tấn/ha. Năm 2017 diện tích sẽ là 60 ha, năng suất đạt 14,2 tấn/ha. Bên cạnh mục tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng cũng cần chú ý đến mục tiêu về chất lượng.
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quýt tại xã Quang Hán xuất quýt tại xã Quang Hán
4.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương
4.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất quýt
Để cây quýt phát triển bền vững, các cơ quan chức năng cần rà soát lại quy hoạch tổng thể và định hướng để phát triển vùng quýt hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Trước mắt, cần rà soát lại các hộ trên địa bàn tăng thêm diện tích từng bước xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, giúp người dân về khoa học kĩ thật vào sản xuất đáp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
4.2.1.2. Giải pháp về giống
Cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho các hộ sản xuất triết ghép để giống không bị thoái hóa giống. Đẩy mạnh công tác cải tạo giống chiết ghép, lựa chọn giống chiết ghép để cải thiện năng suất.
4.2.1.3. Giải pháp về vốn
- Ngân hàng cần tạo điều kiện cho người đân được vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất quýt trên địa bàn xã.
- Hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm sản xuất.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và khuyến khích đầu tư mở rộng phát triển vùng quýt hàng hóa trên địa bàn.
4.2.1.4. Giải pháp về kỹ thuật
- Đẩy mạnh công tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất như việc chiết ghép, quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân.
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư chăm sóc cây quýt theo đúng quy trình kỹ thuật. Theo đó cần lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật canh tác và có chính sách khuyến nông tốt để xây dựng vùng chuyên canh trồng cây quýt.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông: Hướng dẫn người dân trong việc sản xuất từ khâu chăm sóc đến việc tiêu thụ quýt, hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng.
4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Có cơ chế chính sách bình ổn giá thì mới khuyến khích được người dân yên tâm phát triển sản xuất.
- Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, bảo đảm lượng phân bón mà chính quyền địa phương hỗ trợ trồng cây quýt được sử dụng đúng mục đích.
4.2.2. Giải pháp đối với nông hộ
4.2.2.1. Giải pháp về vốn
Không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ trồng quýt đều thiếu vốn sản xuất, nhất là đối với hộ nghèo. Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng nhóm hộ. Cần đơn giản hóa về thủ tục cho vay, hình thức cho vay. Ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2 đối với các xã đặc biệt khó khăn và xóm đặc biệt khó khăn.
4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
Lựa chọn giống chiết ghép mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu được hạn, vừa cho sản phẩm chất lượng cao. Trên địa bàn xã Quang Hán chủ yếu sử dụng giống chiết ghép của địa phương, đặc điểm của giống là chăm sóc dễ, thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương.
Trong việc sản xuất quýt, việc phòng trừ sâu bệnh là hết sức cần thiết. Trên thực tế, khả năng phát hiện sâu bệnh của các hộ là thường rất kém và thường không phát hiện chính xác loại sâu bệnh. Tại địa phương, các hộ khi phun thuốc không đúng liều lượng nên là cho sâu bệnh kháng thuốc, Cần phát hiện đúng loại sâu bệnh và sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng nhưng cũng tránh việc lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiểu quả kinh tế của cây
quýt tại địa bàn xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng” em có rút
ra được kết luận như sau:
Điều kiện tự nhiên và đất đai xã Quang Hán giàu tiềm năng là tiền đề để phát triển cây quýt, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi một điều kiện thuận lợi về đất đai cũng như điều kiện thời tiết khí hậu hết sức thuận lợi cho sản xuất quýt. Thực tế trong những năm qua việc phát triển sản xuất quýt ở xã Quang Hán được thực hiện tương đối tốt, đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và đang được từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Đời sống tinh thần, vật chất của người dân trồng quýt tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Vấn đề này sẽ được quan tâm giải quyết trong những năm tới, để tạo cơ sở vật chất vững chắc, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tình hình sản xuất cây quýt ở xã Quang Hán những năm qua đã đạt được những bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2011 diện tích cây quýt chỉđạt 43 ha đến năm 2013 đã đạt 49 ha, như vậy qua 3 năm diện tích đã tăng 3 ha. Năng suất cũng tăng dần qua các năm do người dân biết cách áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất năm 2011 là 11,025 tấn/ha nhưng đến năm 2013 đã đạt 12,572 tấn/ha. Nhờ đó mà sản lượng cũng không ngừng tăng lên, sản lượng năm 2013 đạt 578,312 tấn, tăng 58,01 tấn so với năm 2012.
So với các cây trồng khác thì cây quýt cho giá trị kinh tế cao hơn cả. Cụ thể qua so sánh với cây mận thì thấy cây quýt đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều, giá trị sản xuất thu từ cây quýt là rất lớn, bình quân thu được 139.972.240
đồng/ha, cao hơn cây mận 1,2 lần. Lợi nhuận thu được từ cây quýt là 36.648.320 đồng/ha, cao hơn cây mận 1,8 lần.
Về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế sản xuất quýt tính trên một ha cao hơn tương đối so với cây mận. Chi phí cao, doanh thu và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người dân cũng gặp phải không ít khó khăn như: vốn, người dân còn thiếu kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất, thiếu thông tin thị trường, quy mô sản xuất nhỏ, đầu ra của sản phẩm…
Về mặt xã hội: Trồng quýt đã tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động nông nhàn của địa phương. Góp phần làm tăng thu nhập cho người dân trồng, đời sống của người dân được cải thiện, góp một phần nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo và làm tăng hộ khá. Tuy nhiên, họ còn có những khó khăn như: Trình độ văn hóa của người dân còn thấp, người dân còn chưa chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sản xuất, các cấp chính quyền chưa quan tâm sát sao đến quá trình sản xuất. Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây quýt là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây quýt bằng những giải pháp nêu trên để cây quýt thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của xã Quang Hán.
2. Kiến nghị
●Đối với các cấp chính quyền.
Cần phải quy hoạch và những kế hoạch phát triển chiến lược trong những năm tới để phát triển quýt với quy mô tập trung.
Mở các lớp tập huấn giúp bà con những kỹ thuật sản xuất và thu hoạch. Có những chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia vay vốn dễ dàng để phát triển sản xuất, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngưòi lao động.
Hỗ trợ cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương ) cho vùng sản xuất quýt.
●Đối với người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
Người dân nên chủ động tìm hiểu những kỹ thuật sản xuất và tìm kiếm thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm không nên quá thụ động trong quá trình sản xuất.
Cần đầu tư cho chi phí đầu vào nhiều hơn nữa, nhất là chi phí trung gian để cây trồng có năng suất và thu nhập cao hơn nữa. Cần coi trọng việc đầu tư xây dựng, mua sắm các phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất.
Giữ tốt mối quan hệ liên kết hợp tác với các bên liên quan. Đồng thời người dân nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh doanh... từ đó phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá nhằm tăng thu nhập và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm người dân nên tránh hay giảm thiểu các khâu trung gian khi thấy không cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Lâm Bằng (2008), ”Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên
2. Bùi Huy Đáp (1960), “Cam quýt”, Cây ăn quả nhiệt đới tập I, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Thu Thủy (2007), “Đề tài bảo quản chanh bằng màng chitosan”,
luận văn tốt nghiệp, ĐHNN, HN.
4. Nguyễn Hải Triều(2002), “Đánh giá hiệu quả sản xuất cam chanh trên đá gò đồi huyện Hương Sen – Hà Tĩnh”, luận văn thạc sĩ kinh tếĐHNN, HN. 5. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn(2000), “Giáo trình cây ăn
quả”, Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.
6. UBND xã Quang Hán, “Báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Hán, năm 2011, 2012, 2013”.
7. UBND xã Quang Hán, “Tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, 2012, 2013”.
8. Trung tâm dữ liệu thực vật(2011), “kĩ thuật trồng cam quýt”, sở khoa học công nghệ thành phố Cần Thơ.
9. FAOSTAT/Statistics – Tra cứu trên mạng Internet 10. www.caythuocquy.info.vn.
PHỤ LỤC
Bảng giá các loại vật tư nông nghiệp và giá nông sản năm 2013
Các loại vật tư ĐVT Giá
Đạm Kg 11.500 Lân Kg 4.500 Npk kg 5.600 Kali Kg 13.000 Phân chuồng Kg 1.000 Thuốc trừ sâu Lọ 250 ml 70.000
Máy cày cái 13.000.000
Máy phun Cái 4.500.000
Bình phun Cái 750.000
Công lao động Công 120.000
Quýt Kg 20.000 - 30.000 Mận Kg 18.000 - 23.000 Lúa Kg 7.000 Ngô kg 7.500 Đỗ tương kg 16.000
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho những hộ trồng cây quýt)
Phiếu điều tra số: …….