Đặc điểm chung của các hộ trồng quýt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 53)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1.2. Đặc điểm chung của các hộ trồng quýt

a) Nguồn nhân lực của hộ

Nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất quýt tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các công đoạn từ khâu sản xuất đến tiêu thụđược người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính.

Căn cứ vào danh sách phân loại hộ do cán bộ xã Quang Hán cung cấp, tôi tiến hành điều tra 28 hộ khá, 29 hộ trung bình, 3 hộ nghèo trong 3 xóm sản xuất.

Bảng 3.7. Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo 1. Số hộđiều tra Hộ 28 29 3 2. Giới tính chủ hộ - Nam % 90 91,67 94,00 - Nữ % 10 8,33 6,00 3.Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 48,64 40,10 42,00 4. Số khẩu/hộ Khẩu 4,32 3.4 3,66 5. Số lao động chính/hộ LĐ 3,28 2,51 2 6. Trình độ văn hóa chủ hộ - Mù chữ % 0 0 0 - Cấp I % 57,14 24,14 66,67 - Cấp II % 17,86 37,93 33,33 - Cấp III % 25 37,93 0 7. Diện tích đất canh tác Ha 1,08 0,74 0,57 - Đất trồng cây quýt Ha 0,46 0,20 0,16 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng 3.7 cho thấy, nhìn chung số khẩu bình quân/hộ giữa các nhóm hộ cũng không có sự khác nhau nhiều lắm, trong đó hộ khá là cao nhất với 4,32 người/hộ, tiếp đó là hộ nghèo với 3,66 người/ hộ và cuối cùng là hộ trung bình với 3,4 người/ hộ.

Với hộ nghèo, bình quân nhóm là 3,66 người/hộ nhưng ở đây hộ nghèo hầu hết là những chủ hộ là nữ, những hộ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tật nguyền hoặc là những hộ đông con. Đối với sản xuất nông nghiệp thì ngoài lực lượng lao động trong độ tuổi, còn có một lực lượng trên hoặc dưới độ tuổi vẫn có thể tiến hành sản xuất được, vì vậy số người trong một gia đình là yếu tố rất quan trọng. Về số lao động, hộ khá có 3,28 lao động/hộ hộ trung bình là 2,51 lao động/hộ, chỉ có hộ nghèo là có số lao động/ hộ thấp hơn cả, chỉ 2 lao động/ hộ. So với số nhân khẩu thì lượng lao động chính trong gia đình cũng là tương đối lớn, điều này sẽ rất thuận lợi trong việc đưa ra quyết định tốt nhất cho phát triển sản xuất.

Kinh nghiệm và nhận thức của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của hộ, nhóm hộ trung bình có tuổi bình quân nhỏ hơn nhóm hộ khá và hộ nghèo. Tuổi bình quân của các nhóm hộ cao thì họ thường có kinh nghiệm sản xuất, trình độ thâm canh và cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật năng suất cây trồng của các hộ này thường cao hơn các hộ khác.

Trình độ văn hóa cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ sản xuất kinh doanh của chủ hộ. Trình độ văn hóa của ba nhóm hộ là không đồng đều nhau. Ở nhóm hộ khá hộ trung bình và hộ nghèo không có mù chữ, Nhóm hộ khá có trình độ văn hóa, cấp 3 là 25%, cấp 2 chiếm 17,86%, cấp 1 là 57,14%,các hộ khá có độ tuổi trung bình cao nhất so với nhóm tuổi của các hộ còn lại,họ có kinh nghiệm sống và nhất là trong việc áp dụng các giống mới và quy trình sản xuất mới thì họ luôn là những người áp dụng trước. Nhóm hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp nhất, trình độ cấp 3 chỉ chiếm 0% chủ yếu là

cấp I với 66,67%, trình độ cấp II vẫn chiếm tỉ lệ là với 33,33 %. Trình độ văn hóa của chủ hộ thấp nên việc tổ chức quản lý sản xuất cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất của chủ hộ sẽ yếu hơn dẫn đến kết quả sản xuất thấp hơn.

Diện tích đất canh tác của các nhóm hộ có sự khác nhau, nhóm hộ khá có diện tích đất bình quân 1,08 ha/hộ, nhóm hộ trung bình là 0,74 ha/hộ và hộ nghèo là 0,57 ha/hộ. Có sự khác nhau như vậy là do hộ khá có điều kiện về vốn, về kỹ thuật và họ chịu khó, siêng năng nên đã mua lại đất của những hộ nghèo mà không có điều kiện sản xuất. Bên cạnh đó, hộ khá còn tích cực khai hoang những vùng đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất, vì vậy diện tích đất của nhóm hộ này lớn hơn. Còn nhóm hộ nghèo do không đủ nhân lực và vật lực để phục vụ cho sản xuất nên họ đã bán đi cho hộ khác đất của mình. Chính vì tổng diện tích đất canh tác của các nhóm hộ có sự khác nhau nên diện tích đất trồng quýt ở các nhóm hộ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Nhóm hộ khá có diện tích trồng quýt lớn nhất với 0,46 ha/ hộ, nhóm hộ trung bình là 0,20 ha/ hộ, nhóm hộ nghèo thấp nhất chỉ với 0,16 ha/ hộ.

3.2.1.3. Máy móc, thiết bị dùng cho trồng và chăm sóc quýt của hộ

Máy móc, thiết bị dùng cho trồng và chăm sóc là yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất quýt nói riêng. Máy móc giúp tăng hiệu suất làm việc và thay thế dần sức lao động của con người. Trong sản xuất quýt thì máy cày, máy phun là thiết bị không thể thiếu được, mỗi hộ gia.

Tình hình sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra được phản ánh trong bảng, thực tế cho thấy rằng người dân còn thiếu máy móc phục vụ cho sản xuất. Hộ nghèo bị hạn chế nhất trong sản xuất do không có đủ máy hoặc đã hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với nhóm hộ khá, trong 28 hộđiều tra thì bình quân các máy trên một hộ có máy cày, ngoài việc sử dụng trong gia đình thì các hộ còn đi cày thuê cho những

hộ không có máy nhờ đó mà nhóm hộ có thêm thu nhập. Trong 29 hộ trung bình đã điều tra thì bình quân có 0,48 máy trên một hộ có máy cày, các hộ còn lại vẫn phải đi thuê, còn nhóm hộ nghèo thì chưa có hộ nào có máy cày, điều này gây khó khăn cho các hộ vì vẫn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để thuê làm đất trong năm.

Bình quân số hộ khá có máy phun 0,57 cái trên một hộ, hộ trung bình có 0.13 cái máy phun trên một hộ, còn hộ nghèo thì không có cái máy phun nào.

Bảng 3.8. Giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Cây trồng Giá trị sản xuất (1.000đ) BQ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Cây quýt 46.392,80 34.670,25 20.300,93 33.787,99 Cây mận 20.275,05 17.500,18 14.985,60 17.586,97 Cây ngô 10.096 8.516,46 7.090 8.567.48 Cây lúa 13.274,2 10.686,00 8.041,70 10.667,3 Cây đỗ tương 1.898 1.001,18 560,86 1.153,35 Cây sắn 2.795 1.942,65 1.371,80 2.036,48 Cây khác 300 220,26 170 230,09 Tổng số 95.031,05 74.536,98 45.437,98 71.668,67 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) Bảng 3.8 phản ánh rõ nét giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các hộ điều tra trong năm 2013. Tổng giá trị sản xuất của một hộ trong nhóm hộ khá đạt cao nhất là 95.031.050 đồng/năm, nhóm hộ trung bình đạt 74.536.980 đồng/năm, thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 45.437.980 đồng/năm. Nhìn chung, tất cả các nhóm hộ đều có nguồn thu chủ yếu là từ cây quýt, cây mận, cây lúa và cây ngô, vì đây là bốn loại cây trồng chính của địa phương. Trong đó, nguồn thu lớn nhất của các hộ vẫn là từ cây quýt, bình quân đạt 33.787.990 đồng/hộ, chiếm 47,14% trong tổng thu từ trồng trọt. Như vậy, cây quýt là cây có thế mạnh nhất của địa phương.

Nhóm hộ khá là nhóm có nhiều diện tích đất sản xuất và họ có điều kiện sản xuất tốt hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo nên trong trồng trọt họ vẫn đạt giá trị cao hơn rất nhiều trong tất cả các loại cây trồng. Giá trị sản xuất thu được từ cây quýt đối với nhóm hộ khá là 46.392,800 đồng, cao hơn nhóm hộ trung bình là 11.721.183 đồng, cao hơn nhóm hộ nghèo là 26.091.150 đồng.

Bảng 3.8 được thể hiện trong biểu đồ hình 3.1, hình vẽ cho thấy mức chênh lệch giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo là khá cao, nhất là giá trị thu từ cây quýt của nhóm hộ khá cao gấp nhiều lần nhóm hộ nghèo

Vẽ biểu đồ giá trị sản xuất thu trồng trọt của hộđiều tra

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Cây quýt Cây mận Cây ngô Cây lúa Cây đỗ tương Cây sắn Cây khác

Hình 3.1. Biểu đồ giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các nhóm hộ điều tra năm 2013

3.2.2. Tình hình sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra

3.2.2.1. Tình hình sản xuất quýt của các nhóm hộđiều tra

Cây quýt ở xã Quang Hán được nhiều người dân trồng. Chính vì sự khác nhau về điều kiện đất đai, vốn đầu tư cho sản xuất, lực lượng lao động của hộ nên diện tích cũng như năng suất quýt ở các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. Diện tích năng suất kinh doanh ở tuổi thứ 6 như sau:

Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt bình quân /hộ Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá (n=28) Hộ TB (n=29) Hộ nghèo (n=3) BQ Diện tích Ha 0,46 0,20 0,16 0,27 Năng suất Tấn/ha 12,5 9,71 4,75 9,10 Sản lượng Tấn 5,78 1,94 0,76 2,64 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 3/2014) Nhóm hộ khá là những hộ có diện tích đất sản xuất lớn, có khả năng đầu tư, dám chấp nhận rủi ro nên diện tích sản xuất quýt là khá lớn, bình quân 0,46 ha/ hộ. Nhóm hộ trung bình do điều kiện sản xuất kém hơn hộ khá nên diện tích sản xuất quýt cũng ít hơn, bình quân 0,20 ha/ hộ, ít hơn hộ khá 0,26 ha. Nhóm hộ nghèo do có diện tích đất sản xuất và vốn đầu tư ít nên chỉ trồng quýt với một diện tích rất nhỏ, bình quân 0,16 ha/ hộ, ít hơn hộ khá 0,3 ha, ít hơn hộ trung bình 0,04 ha. Do sự chênh lệch về đầu tư mà năng suất quýt cũng khác nhau. Hộ khá đầu tư tốt hơn nên năng suất đạt cao hơn, bình quân đạt 12,5 tấn/ ha. Nhóm hộ trung bình năng suất bình quân đạt 9,71 tấn/ ha, còn nhóm hộ nghèo năng suất bình quân thấp nhất đạt 4,75 tấn/ ha. Chính sự khác nhau về diện tích và năng suất ở các nhóm hộ mà sản lượng thu được cũng có sự khác nhau rõ rệt. Nhóm hộ khá đạt 5,78 tấn/ hộ, nhóm hộ trung bình đạt 1,94 tấn/hộ, nhóm hộ nghèo sản lượng đạt thấp chỉ 0, 76 tấn/hộ.

Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha quýt kinh doanh của các nhóm hộđiều tra Chi phí ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo BQ giá trị (1.000đ) Số lượng Giá trị (1.000đ) Số lượng Giá trị (1.000đ) Số lượng Giá trị (1.000đ)

1. Chi phí trung gian 64.231,73 55.826,64 50.790 56.949,45

- Giống Cây 500 25.000 500 25.000 500 25.000 25.000 - Đạm Kg 491,72 5.654,8 349,62 4.020,7 199,13 2.290 3.988.5 - Lân Kg 476,07 2.142,3 448,04 2.016,2 200 900 1.686,17 - NPK Kg 1.661,94 9.306,90 1.396,48 7.820,30 1.178,57 6.600 7.909,07 - Kali Kg 223,73 2.908,50 68,97 896,55 0 0 1.268,35 - Thuốc trừ sâu - 8.953,85 - 8.184,48 - 7.700,00 8.279,44 - Phân chuồng Tấn 9,51 9.515,38 8,17 8.172,41 8 8.000 8.562,60 - Chi phí khác - 750 - 500 - 300 516,67 2. Chi phí phân bổ - 934,34 - 925,09 - 0 616,14

3. Công lao động Công 426,00 46.920,00 408.60 44.946,55 378,18 41600 44.488,85

Tổng cộng 112.086,07 101.698,28 92.390 101.541,45

3.2.2.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha quýt của các nhóm hộđiều tra

Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng quýt phụ thuộc vào chi phí đầu vào, năng suất, giá cả thị trường. Như vậy, việc đầu tư chi phí đầu vào hợp lý sẽ giúp tăng năng suất cao, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây trồng. Tuy nhiên, đối với người sản xuất nông nghiệp thì việc đầu tư bao nhiêu là hợp lý vẫn đang là một ẩn số bởi từ xưa tới nay người nông dân vẫn thường sản xuất theo kinh nghiệm và thói quen là chính. Trong sản xuất nông nghiệp, nó tuân theo quy luật hiệu suất giảm dần, vì vậy không phải cứ đầu tư cao là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác nhau về năng suất giữa các nhóm hộ, tôi tiến hành điều tra về mức độ đầu tư chi phí cho một ha quýt ở mỗi nhóm hộ.

Người dân mất tiền mua giống cây quýt, một phần là tự triết ghép, mua phân chuồng vì hầu hết người dân tự có giống hoặc mua và phân chuồng là gia đình tự sản xuất nhưng để phán ánh một cách xác thực nhất, tôi sẽ tính toán tất cả chi phí theo giá trên thị trường: Giống cây quýt 50.000đ/1 cây, phân chuồng là 1 triệu đồng/tấn, đạm 11.500 đ/kg, phân lân 4.500 đ/kg, phân NPK 5.600 đ/kg, phân kali 13.000 đ/kg, công lao động 110.000 đ/công.

Trong bảng 3.11 phản ánh đầu tư chi phí cho 1 quýt năm 2013 ở các nhóm hộ điều tra. Tổng chi phí cho sản xuất ở các nhóm hộ là khác nhau. Tổng chi phí ở hộ khá là 112.086.070 đồng/ha cao hơn hộ trung bình 10.387.790 nghìn đồng và cao hơn hộ nghèo là 19.696.070 nghìn đồng. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do đầu tư chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, công lao động ở các nhóm hộ không giống nhau.

Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí trung gian của nhóm hộ trung bình và hộ nghèo nhỏ hơn nhóm hộ khá vì 2 nhóm hộ này ít đầu tư hơn do có ít vốn trong sản xuất, Nhóm hộ khá

có chi phí trung gian cao nhất do đầu tư nhiều hơn nên chi phí trung gian là 64.231.730 đồng, Nhóm hộ trung bình có chi phí trung gian là 55.826.640 đồng. Nhóm hộ nghèo không có máy cày vì vậy khâu làm đất họ phải hoàn toàn thuê máy cày của nhóm hộ khá, chi phí trung gian của nhóm hộ này là 50.790.000 đồng, thấp hơn nhóm hộ trung bình 5.036.640 đồng. Nhóm hộ khá có máy cày nên trong chi phí trung gian ngoài chi phí giống, phân đạm, phân lân, phân NPK, phân kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, họ chỉ mất thêm khoản tiền dầu cho máy cày chứ không phải thuê làm đất như 2 nhóm hộ còn lại nữa nên chi phí trung gian là cao nhất so với hộ trung bình và hộ nghèo.

Chi phí giống ở 3 nhóm hộ là như nhau vì diện tích trồng 1 cây quýt là như nhau, các hộ đều trồng cây cách cây và hàng cách hàng như nhau. Muốn thu được năng suất cao thì phải đầu tư nhiều loại phân bón khác nhau và phải bón đủ cũng như chăm sóc cây trồng hợp lý. Mặc dù phân chuồng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí trung gian nhưng đây là phần chi phí không phải mua và hơn nữa bón phân chuồng sẽ không có hại cho đất và cây trồng nên nó được bón một lượng rất lớn.

Ngoài phân chuồng ra, cây quýt cần nhiều loại phân bón khác như phân đạm, phân NPK phân kali, phân lân,. Nhóm hộ khá có điều kiện hơn nên sẽ bón phân với lượng cao hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo. Về chi phí phân chuồng ở 3 nhóm hộ là hộ khá là 9,15 tấn/ha hộ trung bình là hơn 8,17 tấn/ha, hộ nghèo là 8 tấn/ha nguồn phân bón chính ở nhóm hộ nghèo là phân chuồng nên họ bón với lượng lớn đểđầu tư ít phân bón ngoài hơn, mất ít chi phí hơn.

Trong sản xuất quýt người dân phun thuốc trừ sâu, họ hầu như phun quanh năm cứ có sâu hại cây là họ phun chính vì vậy chi phí thuốc trừ sâu cũng chiếm chi phí khá cao, hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo do họ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)