Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thực nghiệm 2.2.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Trong phòng thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí thành 10 công thức. Mỗi công thức thí nghiệm chọn đồng đều 30 hạt lạc, ngâm hạt trong dung dịch thí nghiệm trong 6 giờ, sau đó cho vào đĩa petri, có giấy lọc đã tẩm ướt bằng dung dịch thí nghiệm.

Công thức 1: Đối chứng, xử lý nước cất Công thức 2: Xử lý B 0,01% Công thức 3: Xử lý B 0,03% Công thức 4: Xử lý B 0,05% Công thức 5: Xử lý Mo 0,01% Công thức 6: Xử lý Mo 0,03% Công thức 7: Xử lý Mo 0,05% Công thức 8: Xử lý B 0,01% + Mo 0,01%

Công thức 9: Xử lý B 0,03% + Mo 0,03% Công thức 10: Xử lý B 0,05% + Mo 0,05%

Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Xử lý các công thức ở nhiệt độ 27 - 280C, sau đó tiến hành xác định thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, chiều dài, đường kính thân mầm.

* Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng:

Thí nghiệm gồm 10 công thức, lặp lại 3 lần và được bố trí theo phương pháp khố hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: l,5 x 5m = 7,5m2.

Mỗi công thức thí nghiệm lấy mẫu 10 cây để xác định các chỉ tiêu. Công thức I: Đối chứng, xử lý bằng nước lã.

Công thức II: Xử lý B 0,01% + Mo 0,01% đối với hạt giống.

Công thức III: Xử lý B 0,01% + Mo 0,01% đối với hạt giống và phun lên lá. Công thức IV: Xử lý B 0,01% + Mo 0,01% phun lên lá.

Công thức V: Xử lý B 0,03% + Mo 0,03% đối với hạt giống.

Công thức VI: Xử lý B 0,03% + Mo 0,03% đối với hạt giống và phun lên lá. Công thức VII: Xử lý B 0,03% + Mo 0,03% phun lên lá.

Công thức VIII: Xử lý B 0,05% + Mo 0,05% đối với hạt giống.

Công thức IX: Xử lý B 0,05% + Mo 0,05% đối với hạt giống và phun lên lá. Công thức X: Xử lý B 0,05% + Mo 0,05% phun lên lá.

- Xử lý trên hạt giống bằng cách ngâm hạt giống trong dung dịch thí nghiệm trong vòng 5 đến 6 giờ theo tỷ lệ hai sôi ba lạnh.

- Xử lý lên lá tại 2 thời điểm: Thời điểm trước khi cây ra hoa và thời kỳ cây ra hoa rộ.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG RUỘNG

Bảo vệ

Bảo Vệ

IA IIIB VIC VIIIA IXC IIC IVA XB VC VIIB

Bảo Vệ

IIA XC IXA IB VIIA VIIIC IIIA IVC VIA VA

VIB VIIC IVB VB IC IIIC IIB VIIIB XA IXB

Bảo vệ

2.2.1.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu về nảy mầm

- Xác định tỷ lệ nảy mầm bằng phương pháp đếm.

- Thời gian nảy mầm: Tính từ khi xử lý đến 50% số hạt nảy mầm - Đo chiều dài, đường kính thân mầm bằng thước kẹp Palmer điện tử. * Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Độ cao cây: Dùng thước đo chiều cao thân chính ở các thời kỳ: trước ra hoa, bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và hình thành quả.

- Số cành và chiều dài cành: bằng phương pháp đo đếm thông thường. * Các chỉ tiêu sinh lý

- Khối lượng, số lượng nốt sần: bằng phương pháp cân, đếm thông thường - Diện tích lá:

Xác định diện tích lá bằng cách: Dùng giấy A4, đo và cắt hình vuông mỗi cạnh 1dm. Đem sấy khô miếng giấy đến khối lượng không đổi, đem cân miếng giấy được khối lượng a gam.

Tỷ lệ nảy mầm % = Số hạt nảy mầm

Đặt toàn bộ lá của cây, vẽ lên giấy A4, cắt toàn bộ giấy đem sấy khô đến khối lượng không đổi, đem cân toàn bộ số giấy đó được khối lượng b gam

Diện tích lá = b/a dm2

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất)

- Hàm lượng diệp lục (mg diệp lục/g lá tươi): Theo phương pháp của Wintermans và Demost, 1965.

- Xác định cường độ quang hợp: theo phương pháp Ivanop – Coxơvic. Công thức tính cường độ quang hợp

Trong đó:

IQ: Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá/giờ) a1: số ml HCl 0,02 N chuẩn độ ở bình đối chứng a2: số ml HCl 0,02 N chuẩn độ ở bình thí nghiệm S: Diện tích cành lá (dm2)

t: Thời gian (phút)

- Hiệu suất quang hợp NAR (g chất khô/m2 lá/ngày đêm): Theo Briggơ (1929), Bagie SV (1953) và Nisiprovit S (1956) LAI = S x số cây/m 2 100 IQ = (a1 – a2) x 0,44 x 60 S x t NAR = W2 – W1 1/2 x (A2 – A1) x (t2 – t1)

Trong đó:

NAR: Hiệu suất quang hợp (g chất khô/m2 lá/ngày đêm) A1: Diện tích lá ở thời gian đầu (t1)

A2: Diện tích lá ở thời gian tiếp theo (t2)

W1: Trọng lượng chất khô lúc ban đầu của toàn bộ cây

W2: Trọng lượng chất khô ở thời gian tiếp theo của toàn bộ cây

- Khả năng tích lũy chất khô: Toàn bộ cây nhổ để phân tích đem sấy khô đến trọng lượng không đổi, đem cân rồi tính trọng lượng trung bình

* Xác định hàm lượng dầu: theo phương pháp Soxleck * Các chỉ tiêu về năng suất

- Số khóm/m2 xác định bằng cách đếm thông thường

- Số quả/khóm, số quả chắc/khóm xác định bằng cách lấy 10 cây mẫu, đếm số lượng từng cây rồi tính giá trị trung bình.

- Trọng lượng 100 quả, trọng lượng 100 hạt: Đếm 100 quả, 100 hạt đem cân.

- Tỷ lệ nhân: Cân khối lượng 100 quả khô, bóc vỏ đem cân khối lượng hạt của 100 quả khô này

- Năng suất cá thể (NSCT): Cây khối lượng khô quả chắc của 10 cây, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyêt lý thuyết (NSLT) xác định bằng cách NSLT = NSCT x số khóm/m2 x 10000 Tỷ lệ nhân (%) = Khối lượng hạt

- Năng suất thực thu (NSTT):

Thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, loại bỏ quả lép, phơi khô rồi đem cân ta được năng suất ô.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được tính toán và xử lý bằng phần mêm Excel và phần mềm IRRISTAT

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm trên đồng ruộng được thực hiện tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Thí nghiệm nảy mầm và việc phân tích các chỉ tiêu được thực hiện tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học, trung tâm Thực hành thí nghiệm Đại học Vinh.

Thời gian thực hiện thí nghiệm là vụ Xuân năm 2014.

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng

* Thời vụ:

Vụ Xuân 2014, ngày gieo: 22/01/2014 * Làm đất:

Cày bừa kỹ 2 - 3 lần, cày sâu từ 25 - 30cm, đảm bảo sạch cỏ và nhỏ, tơi xốp.

Lên luống: Luống cao 30 cm, rộng 1,5 m, dài 7 m. * Phân bón (cho 500 m2)

- Lượng phân: Phân chuồng: 300-500 kg; 20kg NPK; Đạm sunfat: 2-3 kg (1-1,5 kg ure); Kali: 4-5 kg; Vôi bột: 25kg

NSTT (tạ/ha) = Năng suất ô

- Phương pháp bón

+ Bón lót: 100% phân Chuồng + 20kg NPK + 20 kg vôi + Thúc 1: Đạm sunfat 2-3 kg (1-1,5 kg ure)

+ Thúc 2: Kali 4-5 kg; Vôi 5 kg * Xử lý hạt giống

Xử lý hạt giống bằng 3 lạnh 2 sôi: đổ 3 lít nước lạnh hoặc hóa chất xử lý vào xô, chậu, đổ tiếp 2 lít nước hoặc hóa chất đã đun sôi vào khuấy đều, đổ lạc nhân vào ngâm 5 - 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch nhớt đem ủ 1 ngày đêm, chọn những hạt nảy mầm đem gieo trước số còn lại tiếp tục ủ cho nảy mầm. Không nên dùng lạc nẩy mầm ở lần thứ 3.

* Gieo hạt, phủ nilon

- Khoảng cách gieo: 30 x10cm - Cách phủ nilon

Bước 1: Làm đất, lên luống Bước 2: Bón phân

Bước 3: Gieo lạc, san lấp luống thật bằng phẳng Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ

Bước 5: Tiến hành che phủ nilon: Vét đất giữ 4 mép để nilon khỏi bốc bay.

Bước 6: Sau gieo 7-10 ngày tiến hành kiểm tra lạc đã mọc hay chưa nếu mọc rồi thì tổ chức đi chọc lỗ cho lạc lên khỏi nilon, kích cỡ đường kính lỗ 5 đến 6 cm.

* Làm cỏ, bón phân và vi lượng

- Làm cỏ lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật. Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi. Kết hợp bón phân thúc và phun vi lượng lần 1 cho lạc.

- Làm cỏ lần 2: Khi lạc có 7 - 8 lá. Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1 tạo đất tơi xốp sạch cỏ.

- Làm cỏ lần 3: Khi lạc ra hoa được 7 - 10 ngày, lần này làm cỏ kết hợp vun gốc, bón thúc và xử lý vi lượng lần 2.

* Phòng trừ sâu bệnh:Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM * Thu hoạch:

Khi lạc có số củ già đạt từ 85 - 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch để thuận tiện trong việc phơi và bảo quản.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của B, Mo đến sự nảy mầm của giống lạc L14 3.1.1. Ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của B và Mo đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

Đơn vị: %

CÔNG THỨC

24 giờ 48 giờ 72 giờ

% NM % SS % NM % SS % NM % SS 1 (Đ/C) 44,44c 100,00 87,78ab 100,00 91,11ab 100,00 2 48,89bc 110,00 88,89ab 101,27 92,22a 101,22 3 66,67ab 150,00 90,00ab 102,53 95,56a 104,88 4 12,22d 27,50 81,11bc 92,41 86,67ab 95,12 5 45,56c 102,50 87,78ab 100,00 91,11ab 100,00 6 63,33abc 142,50 88,89ab 101,27 94,44a 103,66 7 53,33abc 120,00 84,44ab 96,20 88,89ab 97,56 8 58,89abc 132,50 94,44ab 107,59 88,89ab 97,56 9 71,11a 160,00 96,67a 110,13 97,78a 107,32 10 21,11d 47,50 67,78c 77,22 80,00b 87,80 LSD0,05 20.87 14,51 11,16 CV % 25,10 9,70 7,10

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, …thì không sai khác ở mức α = 0,05.

Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng lạc. Đây là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái hoạt động sống diễn ra mạnh mẽ. Khi nảy mầm, hạt trải qua một loạt các quá trình biến đổi sinh hóa sâu sắc dưới ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường. Với điều kiện bình thường ngoài đồng ruộng, thời gian cho quá trình nảy mầm kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Với điều kiện trong phòng thí nghiệm, quá trình này ngắn hơn nhiều.

Kết quả xử lý B và Mo lên hạt, tỷ lệ nảy mầm được thể hiện qua bảng 3.1. Qua kết quả, chúng tôi nhận thấy:

Tại thời điểm 24 giờ, tỷ lệ số hạt nảy mầm của các công thức dao động khá lớn. Công thức IV chỉ có 12,22 % số hạt nảy mầm, đây là công thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất, chỉ đạt 27,50 % so với đối chứng. Ngoài ra công thức X cũng cho kết quả thấp hơn đối chứng, tuy nhiên không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Công thức IX cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất với 71,11 % số hạt nảy mầm, đạt tỷ lệ 160 % so với đối chứng.

Hình 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức so với đối chứng sau 24 giờ Tại thời điểm 48 giờ, tất cả các công thức đều đạt kết quả trên 50 % số hạt đã nảy mầm. Các công thức IV, VII, X, cho kết quả thấp hơn đối chứng, tuy nhiên chỉ có công thức X là có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Công thức IX vẫn có tỷ lệ nảy mầm cao nhất với 96,67 %, tuy nhiên không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa so với đối chứng.

Hình 3.2. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức so với đối chứng sau 48 giờ

Tại thời điểm 72 giờ, tỷ lệ nảy mầm ở các công thức tăng ít hơn so với thời điểm 48 giờ. Sự biến động giữa các công thức cũng không đáng kể do đến thời điểm này các công thức đều cho tỷ lệ nảy mầm đến mức tối đa. Công thức IX có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, đạt 97,78 % chỉ sai khác ở mức có ý nghĩa với công thức X, là công thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất.

Như vậy, khi xử lý B và Mo lên hạt ở các nồng độ khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm khác nhau. Nồng độ 0,03 % cho thấy hiệu quả cao nhất trong khi nồng độ 0,05 % cho kết quả thấp hơn so với đối chứng. Việc xử lý kết hợp hai nguyên tố cùng một lúc cho kết quả cao hơn so với việc xử lý riêng rẽ từng nguyên tố.

3.1.2. Ảnh hưởng đến chiều dài thân mầm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của B và Mo đến chiều dài thân mầm, chúng tôi thu được kết quả bảng 3.2. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số nhận xét:

Chiều dài thân mầm của các công thức trong 24 giờ đầu không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa.

Ở thời điểm 48 giờ, các công thức đã bắt đầu có sự dao động lớn. Công thức IV và X cho kết quả thấp hơn đối chứng tuy nhiên không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Công thức IX có chiều dài thân mầm cao nhất, đạt 15,74 mm.

Ở thời điểm 72 giờ, chiều dài thân mầm của các công thức tăng nhanh trong khoảng thời gian này. Chiều dài thân mầm dao động trong khoảng từ 15,87 mm (công thức X) đến 27,55 mm (công thức IX). Công thức X cho kết quả thấp hơn ở mức có ý nghĩa, chỉ đạt tỷ lệ 78,93 % so với đối chứng.

Nhìn chung, việc xử lý B và Mo ở nồng độ 0,05 % cho kết quả thấp hơn so với việc không xử lý. Xử lý kết hợp hai nguyên tố ở nồng độ 0,03 % cho kết quả tối ưu nhất.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của B và Mo đến chiều dài thân mầm

Đơn vị: mm

CÔNG THỨC

24 giờ 48 giờ 72 giờ

Chiều dài % SS Chiều dài % SS Chiều dài % SS 1 (Đ/C) 4,24a 100,00 11,05de 100,00 20,11e 100,00 2 4,37a 102,96 12,35cd 111,78 22,98cd 114,31 3 4,53a 106,61 13,10c 118,59 24,85bc 123,58 4 4,10a 96,59 10,98de 99,43 19,95e 99,21 5 4,41a 103,84 12,18cde 110,24 22,37d 111,25 6 4,60a 108,38 13,31bc 120,50 23,70cd 117,90 7 4,07a 95,81 14,69ab 132,99 25,95ab 129,09 8 4,98a 117,32 14,69ab 132,99 25,95ab 129,09 9 5,11a 120,34 15,74a 142,48 27,55a 137,05 10 3,97a 93,42 10,75e 97,27 15,87f 78,93 LSD0,05 1,15 1,45 2.06 CV % 15,10 6,70 5,40

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, …thì không sai khác ở mức α = 0,05.

3.1.3. Ảnh hưởng đến đường kính thân mầm

Song song với việc lấy kết quả chiều cao thân mầm, chúng tôi cũng tiến hành đo đường kính thân mầm của các công thức ở các thời điểm tương tự. Kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy:

Ở thời điểm 24 giờ, tất cả các công thức đều cho kết quả cao hơn đối chứng. Tuy nhiên, chỉ có các công thức III, VI, VIII và IX là có sự sai khác ở mức có ý nghĩa, trong đó công thức IX cho sự sai khác lớn nhất, đường kính đạt 2,68 mm.

Đơn vị: mm

CÔNG THỨC

24 giờ 48 giờ 72 giờ

ĐK % SS ĐK % SS ĐK % SS 1 (Đ/C) 2,02d 100,00 2,37f 100,00 2,60e 100,00 2 2,16bcd 106,89 2,59def 109,24 2,81cde 108,06 3 2,43abc 120,40 2,78bcd 117,01 2,97bcd 114,42 4 2,13bcd 105,69 2,43ef 102,58 2,59e 99,84 5 2,27bcd 112,58 2,63cde 111,04 2,72de 104,67 6 2,46abc 121,59 2,88abc 121,26 3,05abc 117,54 7 2,24bcd 111,15 2,60def 109,58 2,92cd 112,44 8 2,51ab 124,23 2,91ab 122,67 3,18ab 122,55 9 2,68a 132,61 3,07a 129,22 3,27a 125,83 10 2,11cd 104,67 2,38f 100,18 2,56e 98,62 LSD0,05 0,39 0,24 0,26 CV % 9,80 5,30 5,30

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, … thì không sai khác ở mức α = 0,05.

Tại thời điểm 48 giờ, không có công thức nào cho kết quả thấp hơn đối chứng tuy nhiên sự biến động không rõ rệt, các công thức không cho kết quả sai khác ở mức có ý nghĩa cao. Công thức IX cho kết quả cao nhất, đạt 3,07 mm nhưng cũng chỉ đạt tỷ lệ 129,22 % so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 40)