Ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.7. Ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung, quá trình quang hợp cung cấp các sản phẩm hữu cơ để cây xây dựng nên bộ máy cấu trúc và chức năng. Một phần trong số chung sẽ được tích lũy vào trong các bộ phận kinh tế, tạo nên năng suất của cây trồng về sau. Mối quan hệ giữa tích lũy chất khô và năng suất cây trồng là rất chặt chẽ. Khả năng tích lũy chất khô của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc … Ảnh hưởng của B và Mo đến khả năng tích lũy chất khô được chúng tôi phân tích và lấy kết quả thể hiện qua bảng 3.15. Qua đây chúng tôi có một số nhật xét:

Thời kỳ trước ra hoa: Công thức VIII, công thức X có khả năng tích lũy chất khô tuy có cao hơn đối chứng nhưng về mặt bản chất không có sự sai khác. Các công thức còn lại đều cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa khá cao. Cao

nhất là công thức VI, VII có tỷ lệ so với đối chứng lần lượt là 180,81 và 182,18 %.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của B và Mo đến khả năng tích lũy chất khô

Đơn vị: gam/cây

CÔNG THỨC

Trước ra hoa Ra hoa rộ Hình thành quả

TLCK % SS TLCK % SS TLCK % SS I (Đ/C) 2,26f 100,00 9,24g 100,00 36,08ef 100,00 II 2,64de 116,64 10,01efg 108,31 37,11def 102,86 III 3,06c 135,10 12,03cd 130,13 40,18c 111,36 IV 3,15c 139,18 12,33c 133,41 41,22c 114,26 V 3,43b 151,55 13,54b 146,52 45,11b 125,04 VI 4,09a 180,81 15,44a 167,10 48,04a 133,15 VII 4,12a 182,18 16,07a 173,90 48,22a 133,66 VIII 2,43f 107,46 9,93fg 107,44 35,89f 99,47 IX 2,65d 117,18 10,99def 118,97 38,12d 105,65 X 2,45ef 108,10 11,02de 119,27 37,22de 103,18 LSD0,05 0,20 1,05 1,23 CV % 3,80 5,10 1,80

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, … thì không sai khác ở mức α = 0,05.

Thời kỳ ra hoa rộ: Các công thức vẫn cho kết quả cao hơn so với đối chứng, sự sai khác thực sự không xuất hiện ở công thức II và công thức VIII. Công thức VII cho kết quả cao nhất, đạt 16,07 g/cây.

Thời kỳ hình thành quả: Thời kỳ này sản phẩm quang hợp tập trung về các bộ phận kinh tế của cây. Duy nhất có công thức VIII là thấp hơn, công thức II, VII không sai khác ở mức có ý nghĩa với đối chứng. Công thức VI, VII duy trì khả năng tích lũy chất khô ở mức cao nhất với 48,04 và 48,22 g/cây.

Khả năng tích lũy chất khô của cây khi được xử lý ở nồng độ 0,03 % bằng cách phun lên lá và xử lý trên hạt, hoặc cũng có thể chỉ phun lên lá. Các nồng độ và phương pháp còn lại đều cao hơn không xử lý ở các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w