Ảnh hưởng đến cường độ quang hợp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 70)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.5. Ảnh hưởng đến cường độ quang hợp

Cường độ quang hợp là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến cơ chế quang hợp, nó biểu hiện hiệu suất làm việc của bộ máy quang hợp và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất cây trồng. Để nâng cao cường độ quang hợp cần có các biện pháp thích hợp tác động vào các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nước, chất khoáng, co2, nhiệt độ ... tạo điều kiện tối ưu cho quang hợp. Đồng thời việc tác động vào các nhân tố sinh thái cũng cần tác động đến các điều kiện bên trong cơ thể như bộ máy quang hợp, sắc tố và hệ vận chuyển điện tử quang hợp, các enzim quang hợp, ... sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình quang hợp.

Qua kết quả nghiên cứu (bảng 3.13) chúng tôi nhận thấy:

Cường độ quang hợp của cây bắt đầu tăng từ thời kỳ trước ra hoa và đạt giá trị cao nhất ở thời kỳ ra hoa rộ, sau đó có dấu hiệu giảm dần.

Ở thời kỳ trước ra hoa, cường độ quang hợp các công thức biến động từ 4,68 mg CO2/dm2/giờ (công thức VIII và X) đến 5,97 mg CO2/dm2/giờ (công thức VII). Các công thức II, VIII và X là cho kết quả thấp hơn đối chứng tuy nhiên sự sai khác đó ở mức không có ý nghĩa.

Thời kỳ ra hoa rộ: Các cơ quan dinh dưỡng gần như hoàn thiện, hàm lượng dinh dưỡng được bổ sung (bón thúc đợt 2 và xử lý vi lượng), bên cạnh đó điều kiện thời tiết giai đoạn này cũng thuận lợi cho quá trình quang hợp, cường độ quang hợp của các công thức đạt mức cao. Công thức VI, VII cho giá trị lớn nhất, lần lượt lá 7,89 và 8,07 mg CO2/dm2/giờ, hai công thức này cho giá trị sai

khác ở mức ý nghĩa với đối chứng cũng như các công thức còn lại. Công thức VIII, IX cho kết quả thấp hơn đối chứng ở mức sai khác không có ý nghĩa.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của B và Mo đến cường độ quang hợp (CĐQH)

Đơn vị: mg CO2/dm2/giờ

CÔNG THỨC

Trước ra hoa Ra hoa rộ Hình thành quả

CĐQH % SS CĐQH % SS CĐQH % SS I (Đ/C) 4,93cd 100,00 5,89de 100,00 4,05f 100,00 II 4,77cd 96,62 6,59c 112,05 4,41de 108,77 III 5,32b 107,90 6,71c 113,97 4,58bcd 113,13 IV 5,40abc 109,42 6,80c 115,49 4,65bc 114,79 V 5,16cd 104,65 7,45b 126,57 4,81b 118,71 VI 5,80ab 117,58 7,89a 134,02 5,32a 131,26 VII 5,97a 121,02 8,07a 137,13 5,43a 133,94 VIII 4,68d 94,82 5,61e 95,34 4,18e 103,22 IX 4,94cd 100,07 5,74de 97,54 4,40de 108,63 X 4,68d 94,88 6,02d 102,36 4,42d 109,01 LSD0,05 0,64 0,41 0,24 CV % 7,20 3,60 3,10

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, … thì không sai khác ở mức α = 0,05.

Thời kỳ hình thành quả: Thời kỳ này cây bắt đầu tập trung dinh dưỡng về quả hạt, các cơ quan dinh dưỡng như lá bắt đầu có dấu già và kém chất lượng, cường độ quang hợp theo đó cũng giảm. Không có công thức nào thấp hơn đối chứng, công thức VI, VII vẫn cho kết quả cao nhất và sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại.

Nhìn chung, xử lý B và Mo ở nồng độ 0,03 % có ảnh hưởng tích cực nhất đến cường độ quang hợp, trong khi nồng độ 0,05 % cho kết quả ngược lại. Xử lý trên lá vẫn có xu hướng hiệu quả hơn so với trên hạt giống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 70)