Ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 71)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.6.Ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của B và Mo đến hiệu suất quang hợp (HSQH)

Đơn vị: gam/m2 lá/ngày

CÔNG THỨC

Trước ra hoa Ra hoa rộ Hình thành quả

HSQH % SS HSQH % SS HSQH % SS I (Đ/C) 3,39e 100,00 6,07f 100,00 2,10e 100,00 II 4,52c 133,46 7,24d 119,29 2,32d 110,46 III 5,05b 149,21 7,83c 129,01 2,63cd 125,04 IV 5,13b 151,57 8,05c 132,64 2,72c 129,32 V 5,49a 162,20 8,66b 142,69 3,42b 162,60 VI 5,70a 168,41 9,04a 149,07 3,70ab 176,07 VII 5,84a 172,44 9,31a 153,41 3,83a 182,25 VIII 4,12d 121,65 6,02f 99,29 2,18e 103,80 IX 4,42cd 130,51 6,80e 112,14 2,54cd 120,92 X 4,37cd 129,04 6,55e 107,98 2,41cde 114,74 LSD0,05 0,39 0,35 0,32 CV % 4,70 2,70 6,70

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột nếu cùng ký tự a, b, c, … thì không sai khác ở mức α = 0,05.

Hiệu suất quang hợp là lượng chất khô do một đơn vị diện tích lá tích lũy được trong một đơn vị thời gian. Hiệu suất quang hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền và các điều kiện ngoại cảnh như chất lượng ánh sáng, CO2, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, … Xử lý B và Mo ở nồng độ và phương pháp khác nhau cho hiệu suất quang hợp khác nhau. Kết quả thể hiện qua bảng 3.14. Qua bảng số liệu, nhận thấy:

Thời kỳ trước ra hoa: Thời kỳ này chúng tôi vừa bón thúc và xử lý vi lượng đợt 1, là thời kỳ cây lạc đang tích lũy sản phẩm quang hợp về các bộ phận

dinh dưỡng, hiệu suất quang hợp lúc này sẽ tăng mạnh. Các công thức biến động khá lớn, từ 3,39 đến 5,70 gam/m2 lá/ngày. Đối chứng là công thức cho kết quả thấp nhất và sai khác ở mức ý nghĩa với các công thức còn lại, công thức sai khác ít nhất so với đối chứng cũng đạt tỷ lệ 121,65 % (công thức VIII). Các công thức V, VI, VII cho kết quả cao hơn số còn lại.

Thời kỳ ra hoa rộ: Hiệu suất quang hợp tăng dần từ thời kỳ trước ra hoa và đến thời kỳ này đạt mức cao nhất, đặc biệt là công thức VII với 9,31 gam/m2

lá/ngày, kế đến là công thức VI đạt 9,04 gam/m2 lá/ngày. Công thức VIII tăng rất ít, từ 4,12 lên 6,02 gam/m2 lá/ngày và là công thức duy nhất thấp hơn đối chứng.

Thời kỳ hình thành quả: Sản phẩm của quá trình quang hợp lúc này tập trung cho quá trình tạo quả do đó hiệu suất quang hợp giảm xuống thấp. Dù vậy, công thức VI, VII vẫn giữ kết quả của nhóm cao nhất, nhóm công thức có kết quả thấp là I (Đ/C), VIII, X.

Hiệu suất quang hợp cao khi xử lý B và Mo ở nồng độ 0,03 %, cao nhất là phương pháp xử lý phun lên lá hoặc kết hợp với xử lý hạt giống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 71)