Phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.1.2.Phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu về nảy mầm

- Xác định tỷ lệ nảy mầm bằng phương pháp đếm.

- Thời gian nảy mầm: Tính từ khi xử lý đến 50% số hạt nảy mầm - Đo chiều dài, đường kính thân mầm bằng thước kẹp Palmer điện tử. * Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Độ cao cây: Dùng thước đo chiều cao thân chính ở các thời kỳ: trước ra hoa, bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và hình thành quả.

- Số cành và chiều dài cành: bằng phương pháp đo đếm thông thường. * Các chỉ tiêu sinh lý

- Khối lượng, số lượng nốt sần: bằng phương pháp cân, đếm thông thường - Diện tích lá:

Xác định diện tích lá bằng cách: Dùng giấy A4, đo và cắt hình vuông mỗi cạnh 1dm. Đem sấy khô miếng giấy đến khối lượng không đổi, đem cân miếng giấy được khối lượng a gam.

Tỷ lệ nảy mầm % = Số hạt nảy mầm

Đặt toàn bộ lá của cây, vẽ lên giấy A4, cắt toàn bộ giấy đem sấy khô đến khối lượng không đổi, đem cân toàn bộ số giấy đó được khối lượng b gam

Diện tích lá = b/a dm2

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất)

- Hàm lượng diệp lục (mg diệp lục/g lá tươi): Theo phương pháp của Wintermans và Demost, 1965.

- Xác định cường độ quang hợp: theo phương pháp Ivanop – Coxơvic. Công thức tính cường độ quang hợp

Trong đó:

IQ: Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá/giờ) a1: số ml HCl 0,02 N chuẩn độ ở bình đối chứng a2: số ml HCl 0,02 N chuẩn độ ở bình thí nghiệm S: Diện tích cành lá (dm2)

t: Thời gian (phút)

- Hiệu suất quang hợp NAR (g chất khô/m2 lá/ngày đêm): Theo Briggơ (1929), Bagie SV (1953) và Nisiprovit S (1956) LAI = S x số cây/m 2 100 IQ = (a1 – a2) x 0,44 x 60 S x t NAR = W2 – W1 1/2 x (A2 – A1) x (t2 – t1)

Trong đó:

NAR: Hiệu suất quang hợp (g chất khô/m2 lá/ngày đêm) A1: Diện tích lá ở thời gian đầu (t1)

A2: Diện tích lá ở thời gian tiếp theo (t2)

W1: Trọng lượng chất khô lúc ban đầu của toàn bộ cây

W2: Trọng lượng chất khô ở thời gian tiếp theo của toàn bộ cây

- Khả năng tích lũy chất khô: Toàn bộ cây nhổ để phân tích đem sấy khô đến trọng lượng không đổi, đem cân rồi tính trọng lượng trung bình

* Xác định hàm lượng dầu: theo phương pháp Soxleck * Các chỉ tiêu về năng suất

- Số khóm/m2 xác định bằng cách đếm thông thường

- Số quả/khóm, số quả chắc/khóm xác định bằng cách lấy 10 cây mẫu, đếm số lượng từng cây rồi tính giá trị trung bình.

- Trọng lượng 100 quả, trọng lượng 100 hạt: Đếm 100 quả, 100 hạt đem cân.

- Tỷ lệ nhân: Cân khối lượng 100 quả khô, bóc vỏ đem cân khối lượng hạt của 100 quả khô này

- Năng suất cá thể (NSCT): Cây khối lượng khô quả chắc của 10 cây, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyêt lý thuyết (NSLT) xác định bằng cách NSLT = NSCT x số khóm/m2 x 10000 Tỷ lệ nhân (%) = Khối lượng hạt

- Năng suất thực thu (NSTT): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, loại bỏ quả lép, phơi khô rồi đem cân ta được năng suất ô.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)