Có sự vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 41

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Khi giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên đều mong muốn những lợi ích nhất định để từ đó ràng buộc với nhau bởi những nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Các nghĩa vụ này cũng không đương nhiên có mà phải xuất phát từ hợp đồng hoặc hợp đồng tham chiếu đến quy định pháp luật. Khi hợp đồng được giao kết thì nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là bắt buộc và khi một hay nhiều bên vi phạm hợp đồng tức là vi phạm pháp luật – pháp luật quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế hay pháp luật quốc gia đều khẳng định điều này, ví dụ: Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, tại điều 1.3 quy định: Hợp đồng được hình thành hợp pháp ràng buộc các bên giao kết; Bộ luật Dân sự của Pháp, tại điều 1134 quy định: Hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết. Do đó, vi phạm hợp đồng là vi phạm pháp luật và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.

Để xác định được trách nhiệm của bên vi phạm thì phải xác định được chính xác nghĩa vụ họ phải thực hiện, từ đó mới quy kết được vi phạm và mức độ vi phạm. Cơ sở để xác định nghĩa vụ của mỗi bên là hợp đồng và các tài liệu liên quan đến hợp đồng, các tài liệu chứng minh việc thực hiện hợp đồng. Trong đó, hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định nghĩa vụ của các bên với các quy định về: số lượng, trọng lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng, chất lượng hàng hóa, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán. Cùng với đó là các loại chứng từ như: vận đơn (Bill of lading, viết tắt là B/L), hóa đơn, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận bảo hiểm, thư tín dụng (L/C); các phụ lục hợp đồng, trao đổi giữa các bên dạng văn bản, bản telex, fax, email… là các tài liệu chứng minh có việc vi phạm hợp đồng hay không.

Vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng, ví dụ: bên bán hàng giao hàng chậm, giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng theo quy định hợp đồng, giao hàng sai chủng loại, sai mẫu mã; bên mua thanh toán thiếu, thanh toán chậm. Khi một bên có sự vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm của mình, để quy trách nhiệm đối với việc vi phạm đó phải dựa vào các căn cứ pháp luật quy định. Luật thương mại Việt Nam, điều 303 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Theo pháp luật Việt Nam, khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, để hạn chế tổn thất và bảo vệ quyền lợi cho mình, bên còn lại có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Luật thương mại Việt Nam, điều 308 quy định về tạm ngừng thực hiện hợp đồng như sau: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp

đồng. Điều 310 quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng như sau: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là

điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Điều

312 quy định về huỷ bỏ hợp đồng như sau: Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Xem xét về vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần xác định được vi phạm đó là vi phạm cơ bản hay không cơ bản vì trách nhiệm của bên vi phạm trong các trường hợp này là khác nhau, ví dụ như bên bị vi phạm không được tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo điều 308, 310, 312 của Luật thương mại Việt Nam nếu vi phạm của bên kia chỉ là vi phạm không cơ bản. Công ước viên năm 1980 có quy định về vấn đề này và đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản tại điều 25: Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về vấn đề này: ở phạm vi Luật thương mại có đưa vi phạm cơ bản và không cơ bản vào Luật nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế, tránh trường hợp một bên căn cứ bên kia có vi phạm hợp đồng để áp dụng những chế tài nặng như ngừng thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng trong khi những vi phạm đó là không đáng kể. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam nói chung và Luật

Thương mại nói riêng không làm rõ thế nào là vi phạm cơ bản, thế nào là vi phạm không cơ bản nên gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)