Trường hợp miễn trách nhiệm khác 85

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 111)

Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được pháp luật quốc tế, luật các quốc gia quy định, còn có những trường hợp miễn trách nhiệm khác được pháp luật riêng biệt của các quốc gia, khu vực quy định:

Ngoài các trường hợp miễn trách nhiệm phổ biến, UCC quy định tại Điều 2 - 615 các trường hợp sau cũng được miễn trách nhiệm: các bên lâm vào tình trạng phá sản; Hợp đồng đòi hỏi phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, tay nghề nhất định mà những người này chết, mất trí, mất khả năng thực hiện công việc thì các bên được giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng; do điều kiện khách quan. Điều 2 – 614 mục 2 quy định: trường hợp các phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng không thể thực hiện được do chính sách của Chính phủ thì người

bán có thể từ chối hoặc ngừng giao hàng nếu người mua không thay thế phương thức thanh toán phù hợp hơn. Trong trường hợp người mua không tìm được phương thức thanh toán phù hợp thì hợp đồng bị hủy và các bên được miễn trách nhiệm, nếu hành hóa đã xuất kho hoặc đang trên đường vận chuyển thì việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp là nghĩa vụ đương nhiên của bên mua [14].

Trường hợp miễn trách nhiệm do điều kiện khách quan thường là sự kiện ngẫu nhiên xảy ra khi hợp đồng đã được giao kết mà khi ký kết các bên không nghĩ sự kiện đó có thể xảy ra; hoặc quy định của chính phủ mà các bên mang quốc tịch hoặc chính phủ thứ ba liên quan làm cho hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được hoặc làm cho các bên buộc phải vi phạm hợp đồng. Ví dụ, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết hợp pháp với đối tượng của hợp đồng là phụ tùng xe máy, đến khi thực hiện hợp đồng, chính phủ bên mua ban hành các điều kiện nhập khẩu đối với mặt hàng phụ tùng xe máy. Việc đưa ra các quy định mới về việc nhập khẩu phụ tùng xe máy của Chính phủ bên mua làm cho hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn mới ban hành. Trường hợp này, việc không giao hàng của người bán hoặc không nhận hàng của người mua không bị coi là vi phạm hợp đồng, và việc ban hành quy định mới của Chính phủ được coi là điều kiện khách quan dẫn đến các bên vi phạm hợp đồng, theo đó đây được coi là căn cứ hợp pháp để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Nằm trong trường hợp miễn trách nhiệm do điều kiện khách quan, Pháp luật Việt Nam quy định rõ các bên của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nếu việc vi phạm đó là do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật thương mại năm 2005 quy định tại Điều 294 khoản 1 điểm d rằng: Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể là việc thay đổi chính sách của Chính phủ như lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể; có thể là quyết định của các tổ chức quốc tế như lệnh cấm vận thương mại của Liên hợp quốc với

quốc gia nào đó. Theo đó đây cũng là một căn cứ pháp định để các bên được miễn trách nhiệm nếu vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Hậu quả pháp lý chung của các trường hợp được miễn trách nhiệm Khi một bên vi phạm hợp đồng được Cơ quan tài phán tuyên bố là thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm thì hợp đồng tự động chấm dứt kể từ thời điểm xảy ra sự kiện dẫn đến miễn trách nhiệm. Từ thời điểm này trở đi các bên không còn nghĩa vụ gì với nhau theo hợp đồng.

Tuy nhiên việc các bên thực hiện hợp đồng kể từ thời điểm giao kết đến trước khi sự kiện miễn trách nhiệm xảy ra có thể để lại các trách nhiệm pháp lý giữa các bên với nhau, ví dụ như: bên mua đã ứng tiền nhưng bên bán vì gặp bất khả kháng mà không giao được hàng, trường hợp này đối với số tiền đã ứng trước của bên mua cơ quan tài phán sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Từ những năm tháng của thời kỳ đầu đổi mới đất nước, trao đổi, buôn bán hàng hóa mang tính chất quốc tế đã ngày càng phát triển và cho đến ngày nay thì mua bán hàng hóa quốc tế đã thực sự trở thành hoạt động đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, pháp luật Việt Nam luôn song hành, hỗ trợ và bảo vệ thương nhân trên thương trường. Tuy nhiên với thuộc tính pháp luật luôn lạc hậu so với hoạt động thực tiễn, cùng với đó là trình độ lập pháp của Việt Nam chưa bằng thế giới, để không phải là rào cản thương mại mà thực sự trở thành công cụ hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế thì pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng vẫn phải được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam chọn luật Việt Nam áp dụng cho hợp đồng

Trong hơn mười năm trở lại đây thương mại quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể khi kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê: năm 2009 giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt trên 57 tỷ USD, giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt gần 70 tỷ USD. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 72 tỷ USD – tăng 34,2% so với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 85 tỷ USD - tăng 25,8% so với năm 2009. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

đạt gần 97 tỷ USD – tăng 34,7% so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 107 tỷ USD - tăng 25,8% so với năm 2010. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 115 tỷ USD – tăng 18,5% so với năm 2011, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 114 tỷ USD - tăng 6,5% so với năm 2011 [38].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng có tốc độ phát triển khá nhanh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập sân chơi kinh tế chung WTO, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nước ta rộng lớn hơn cùng với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Từ kinh nghiệm được tích lũy trên thương trường quốc tế có tính cạnh tranh ngày càng gắt gao, thương nhân Việt Nam buộc phải rất cẩn thận trong giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Dù cẩn thận thì thực tế cho thấy đối với các thương nhân có kinh nghiệm thì luôn có xu hướng tăng dần về quy mô giao dịch, đi cùng với đó là tính chất của quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng phức tạp hơn; đối với thương nhân nhỏ thì non về kinh nghiệm giao thương quốc tế. Do đó, vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xảy ra không ít và có chiều hướng gia tăng, dẫn đến hậu quả tất yếu là tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xảy ra. Vì vậy công cụ cho việc giao kết hợp đồng là pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng cần được hoàn thiện nhằm bảo vệ các thương nhân trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, hạn chế các rủi ro xảy đến với họ, ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng cũng như bảo vệ các quyền lợi chính đáng khác của các bên tham gia Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Luật chuyên ngành của Việt Nam điều chỉnh quan hệ này là Luật thương mại năm 2005, tuy đã được cải thiện nhiều so với các luật cũ như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật thương mại năm 1997 nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần được hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, là luật mà họ luôn lựa chọn để điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tạo thuận lợi cho các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển nhanh chóng, chiếm tỷ trọng lớn trong đó là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Cùng với sự đóng góp tích cực cho nền kinh tế, thực tế cho thấy các tranh chấp thương mại quốc tế có chiều hướng gia tăng về số lượng, với tính chất ngày càng phức tạp, mà nguyên nhân chủ yếu của tranh chấp xuất phát từ việc vi phạm hợp đồng của một bên. Khi các bên không thể tự giải quyết, tranh chấp được đưa ra giải quyết ở các cơ quan tài phán là lựa chọn tất yếu của một hoặc các bên tham gia hợp đồng.

Việc giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán nhằm đảm bảo công bằng cho các bên tranh chấp phụ thuộc rất lớn vào pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên có thể lựa chọn luật điều chỉnh là luật Việt Nam, hoặc không quy định rõ luật áp dụng mà pháp luật thương mại quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam sẽ là pháp luật giải quyết tranh chấp, khi đó pháp luật thương mại Việt Nam sẽ trở thành công cụ để giải quyết. Một bộ phận của pháp luật thương mại mà rất nhiều trường hợp tham chiếu tới khi giải quyết tranh chấp là các quy định về trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo đó, để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp, các quy định liên quan đến trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam càng được hoàn thiện sẽ càng tạo điều kiện để các cơ quan tài phán hoàn thành được sứ mệnh của mình; đồng thời tạo niềm tin về một chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam bước ra thương trường quốc tế.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trong sự hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Qua 30 năm đổi mới, pháp luật Việt Nam đã dần hoàn thiện và góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên pháp luật nói chung và pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của sự phát xã hội.

Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các giải pháp xây dựng, thi hành và tổ chức thực hiện pháp luật.

Việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng nhằm tạo môi trường và hành lang pháp lý cho việc hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách hiện nay của đất nước trên con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác hoàn thiện pháp luật là đảm bảo sự đồng bộ, tính nhất quán giữa các quy định của luật chung và luật chuyên ngành, giữa các quy định mang tính nguyên tắc, các quy định chung và các quy định cụ thể. Theo đó, việc hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được đặt trong công tác hoàn thiện hệ thống các quy phạm điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có như vậy pháp luật mới thực sự là công cụ cho phát triển kinh tế quốc tế của đất nước.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế:

Kinh tế quốc tế đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong hệ thống kinh tế nước ta từ nhiều năm qua. Để thúc đẩy kinh tế ngoại thương phát triển, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế, ký kết nhiều hiệp định tương trợ thương mại đa phương và song phương. Đồng thời Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục điều chỉnh chính sách, pháp luật kinh tế theo hướng mở cửa,

thông thoáng, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, cũng như góp phần thực hiện tốt hơn những cam kết quốc tế.

Đại hội Đảng lần thứ IX của nước ta đã khẳng định đường lối, chủ trương

phát triển kinh tế đất nước theo hướng: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo vệ độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” [12, tr.198].

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra về đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế ngoại thương nói riêng, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về mua bán hàng hóa nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách. Trong Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị đã xác định cần tăng nhanh quá trình hoàn thiện pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao so với khu vực.

Trong công tác hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng thì yêu cầu quan trọng nhất là cần xây dựng được hệ thống pháp luật minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi vươn tới được các tiêu chí này thì pháp luật mới thực sự là công cụ thúc đẩy giao thương quốc tế, thực sự là công cụ phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi tham gia vào sân chơi kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế, mỗi doanh nghiệp Việt Nam giờ đây là một tổ chức kinh tế trong môi trường pháp lý thương mại toàn cầu, buộc phải hoạt động theo những chuẩn mực thương mại quốc tế chung. Do đó

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)