Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 60

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

Đây là chế tài chỉ có ở Pháp luật Việt Nam mà Công ước Viên hay pháp luật các nước trên thế giới không quy định. Chế tài này là chế tài mới được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 mà Luật Thương mại năm 1997 chưa quy định.

Theo Điều 308 Luật Thương mại, bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng tức là tạm thời không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc bên vi phạm đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng; trừ trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của các bên.

hợp đồng vẫn còn hiệu lực, tức là vẫn tồn tại quyền và nghĩa vụ của các bên, nhưng các bên không phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu một bên gây thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên. Ví dụ: Hợp đồng mua bán cao su giữa bên bán là thương nhân Việt Nam và bên mua là thương nhân Philipin, đến hạn mở LC bên mua không mở được do còn dư nợ ngân hàng nên ngân hàng không đồng ý mở LC. Trước sự việc này bên bán thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng 1 tháng để bên mua thu xếp mở LC, trong 1 tháng này bên bán cũng ngừng thực hiện nghĩa vụ thu mua cao su cho đến khi bên mua mở được LC.

Luật Thương mại không quy định thời hạn tạm ngừng hợp đồng nên các bên có toàn quyền thỏa thuận với nhau về thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 315, trước khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng một bên phải thông báo cho bên còn lại biết trước, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)