Phân tích chi phí-lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước tại vùng đệm VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC (Trang 134 - 139)

- Giá trị văn hoá Giá trị thẩm mỹ

TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

1.2. Phân tích chi phí-lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước tại vùng đệm VQG Xuân Thủy

đệm VQG Xuân Thủy

Bước 1: Xác định các nhóm lợi ích

Luận án sẽ áp dụng qui trình phân tích chi phí- lợi ích trong Chương 1 để tiến hành phân tích chi phí - lợi ích mở rộng cho các phương án sử dụng ĐNN phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng đệm Huyện Giao Thủy. Vào năm 2009, UBND Huyện sẽ xây dựng qui hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2020, trong đó ni trồng thủy sản nước lợ tại vùng cửa sông Ba Lạt, cụ thể là vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn có vai trị rất quan trọng vì đây là vùng ni thủy sản lớn nhất cũng như mang lại giá trị sản xuất lớn nhất cho toàn Huyện.

Ngoài ra, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong giai đoạn 2010-2020 cũng cần các thông tin về giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản để đưa ra các định hướng phát triển. Vì vậy, việc tính tốn giá trị của các phương án sử dụng ĐNN có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định, quản lý lựa chọn được một phương án sử dụng tài nguyên tại địa phương hiệu quả, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng.

Các nhóm lợi ích chính trong phân tích tài chính là các doanh nghiệp, chủ hộ nuôi ngao và nuôi tôm kết hợp (cua, rau câu). Nhóm lợi ích trong phân tích kinh tế là các nhà quản lý của Huyện (nhìn nhận dự án trên quan điểm xã hội).

Bước 2: Xác định các phương án sử dụng ĐNN

Các phương án sử dụng ĐNN tại khu vực được xác định trên cơ sở các định hướng sử dụng ĐNN tại vùng Cồn Ngạn-Cồn Lu của Huyện trong giai đoạn 2010-2020. Hiện tại, mặc dù qui hoạch sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản giai đoạn trên vẫn chưa được xây dựng nhưng theo Phòng NNPTNT của Huyện thì những phương án sử dụng ĐNN tại Cồn Ngạn-Cồn Lu sau đang được cân nhắc:

Phương án 1:

Giữ nguyên hiện trạng sử dụng tài nguyên ĐNN như hiện tại, cụ thể như sau:

Diện tích ni tơm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha, trong đó có khoảng 600 ha là ni tơm sinh thái và 1179 ha ni quảng canh. Diện tích ni ngao khoảng 450 ha vẫn được duy trì tại khu vực cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu. Thời gian cho thuê mặt nước là 10 năm.

Phương án 2:

Diện tích ni tơm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha. Tuy nhiên, thời gian cho thuê đất dự kiến sẽ tăng lên 15 năm, khi đó nguời dân sẽ yên tâm đầu tư vào cải tạo ao và phục hồi rừng ngập mặn trong ao để tăng năng suất ni tơm. Theo Phịng NNPTNT Huyện thì phải sau 10 năm kể từ thời điểm đầu tư trồng cây trong ao thì ao mới phục hồi và cho năng suất ni trồng ổn định. Chính vì vậy việc kéo dài thời gian cho th sẽ có thể tạo động cơ cho người dân đầu tư phục hồi ao ni của mình.

Theo phương án này dự kiến sẽ có 60% người dân hiện đang ni quảng canh đầu tư cải tạo ao theo hướng ni sinh thái. Vì vậy, cho đến năm 2025 sẽ có 1779 ha ni kết hợp, trong đó có ni sinh thái là 1310 ha bao gồm 600 ha nuôi sinh thái cũ và 710 ha nuôi sinh thái chuyển đổi từ quảng canh. Theo phương án này vẫn cịn 468 ha ni quảng canh. Ngồi ra, Huyện vẫn giữ nguyên diện tích ni ngao tại Cồn Ngạn và Cồn Lu là 450 ha.

Phương án 3:

Giống như phương án 2 tức là giữ nguyên diện tích ni kết hợp 1779 ha và cho thuê đất thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, kèm theo việc thuê đất là điều khoản bắt buộc các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi tất cả các ao nuôi quảng canh thành ao ni sinh thái. Ngồi ra, việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng trong ao phải

được tiến hành từ khi thuê đất năm 2010. Như vậy, đến năm 2025 tại khu vực qui hoạch sẽ có 1779 ha ao ni tơm sinh thái kết hợp và 450 ha nuôi ngao.

Phương án 4:

Do quá trình bồi tụ nên dự kiến đến năm 2010 vùng lịng sơng Vọp cuối cồn Lu có diện tích mặt nước 400 ha ngập sâu từ 0,5 m đến 1,5 m sẽ nâng cao trong đó khoảng 100 ha không thể sử dụng để nuôi ngao được nữa mà dự kiến sẽ chuyển sang nuôi tôm sinh thái.

Phương án 4a:

Nếu kết hợp tình huống này với phương án 2 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm giả định 60% các hộ nuôi quảng canh chuyển sang ni sinh thái thì năm 2025 diện tích ni sinh thái kết hợp sẽ là 1410 ha. Diện tích ni quảng canh là 468 ha, diện tích ni ngao là 350 ha.

Phương án 4b:

Nếu kết hợp tình huống trên với phương án 3 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm điều kiện yêu cầu các chủ hộ phải đầu tư nuôi sinh thái và thời điểm đầu tư là 2010 thì đến năm 2025 diện tích ni tơm sinh thái kết hợp là 1889 ha và nuôi ngao là 350 ha.

Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để ni trồng thủy sản

Đơn vị: ha Các phương án Diện tích ni quảng canh Diện tích ni sinh thái Diện tích ni ngao Thời gian thuê dự kiến (năm) Phương án 1 600 1179 450 10 Phương án 2 469 1310 450 15 Phương án 3 0 1779 450 15 Phương án 4a 469 1410 350 15 Phương án 4b 0 1889 350 15

Bước 3: Phân định các chi phí và lợi ích của từng phương án sử dụng ĐNN

Các phương án sử dụng ĐNN đã nêu đều bao gồm hoạt động nuôi tôm sinh thái kết hợp và ni ngao. Các chi phí và lợi ích của các hoạt động trong vịng đời dự án dự kiến như sau:

Hoạt động nuôi tôm

Chi phí đầu tư

Các đầm tơm ở khu vực hiện đang ở một trong hai trạng thái, có rừng che phủ trong ao (ni sinh thái) và khơng có rừng che phủ trong ao (nuôi quảng canh hoặc nuôi trắng). Khi đầu tư nuôi tôm sinh thái với các đầm trắng, cần tiến hành trồng lại rừng trên các bờ đầm và trong nội vi đầm theo một thiết kế khoa học, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt từ 30%-50%. Trong nội vi đầm cần thiết kế các luống để tạo lập địa thích hợp trong nội đầm cho việc trồng các loài cây ngập mặn truyền thống như trang, bần chua, mắm biển. Trên các bờ đầm trồng các lồi ít chịu ngập hơn như: vẹt dù, tra làm chiếu, vọng đắng, muống biển, giá mủ. Đối với các đầm tôm cịn rừng, cần xác lập mơ hình ni tơm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nước và phương thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng q dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40%-50%). Khi độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng như các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho mơ hình ni trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm. Những nơi rừng còn quá thưa hoặc khơng có rừng cần được trồng mới hoặc trồng dặm bằng các cây giống tự nhiên để đảm bảo mật độ che phủ phù hợp của rừng.

Theo mơ hình ni sinh thái thử nghiệm ở Giao Thiện do Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Đại học quốc gia tiến hành năm 2007 thì các bước khi chuẩn bị ao ni sinh thái bao gồm: nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình ni, phơi ao để diệt khuẩn, làm luống trồng cây ngập mặn, rào lưới, diệt khuẩn, trồng cây ngập mặn trong ao và bờ đầm.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tơm, chi phí trung gian và chi phí

lao động hàng năm

 Sau mỗi mùa vụ, chủ hộ phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm bao gồm bơm nước ra khỏi đầm và xới đất làm ướt đầm, cải thiện đê bao của đầm. Sau khi xới và cải thiện xong đê của đầm, nước sẽ được bơm vào để sẵn sàng cho quá trình sản xuất tiếp theo.

 Chi phí trung gian là các chi phí như tơm giống, thức ăn, các hóa chất và nguyên liệu khác.

 Lao động bao gồm lao động thuê và số lao động gia đình cung cấp mỗi năm. Lao động gia đình thường tham gia ni tơm giống, bảo vệ nguồn nước.

Lợi ích ni tơm là doanh thu từ việc bán tơm thành phẩm, tính theo giá thị trường

tại điểm bán.

Lợi ích mơi trường

Như trong Chương 2 đã trình bày, việc ni tơm sinh thái và trồng rừng ngập mặn mang lại những lợi ích môi trường là các giá trị sử dụng gián tiếp do các dịch vụ sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp bao gồm:

 Giá trị phòng chống bão lũ cho đê biển

 Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản

 Giá trị hấp thụ cacbon của rừng

Hoạt động nuôi cua và trồng rau câu

Cũng bao gồm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, chi phí đầu tư sẽ chung với chi phí đầu tư ni tơm vì đây là hoạt động ni kết hợp. Các chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí giống, chi phí lao động (bao gồm cả việc thu hoạch). Lợi ích là doanh thu từ bán sản phẩm.

Chi phí đầu tư: như đã trình bày, khi đầu tư vào nghề nuôi ngao chủ nuôi không phải lo thức ăn nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người ni ngao thường chia diện tích ni thành những đầm rộng, có ơ qy riêng biệt bằng lưới. Để có vùng ni bảo đảm u cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư kinh phí để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó, đầu tư tiền để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao.

Chi phí sản xuất gồm chi phí cho ngao giống và chi phí lao động.

Lợi ích từ ni ngao là doanh thu từ bán sản phẩm tính theo giá thị trường.

Bước 4: Lượng hóa các chi phí, lợi ích thành thước đo tiền tệ

Bước này kế thừa các kết quả trong Chương 2 bao gồm kết quả điều tra các số liệu sơ cấp, kết quả tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp và kết quả tính tốn trong các mơ hình liên quan.

Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ ni trồng thủy sản

Đơn vị đồng/ha

Các hoạt động Chi phí thuê đất

Chi phí đầu tư Chi phí sản xuất

Doanh thu từ bán sản phẩm

Nuôi tôm quảng canh

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC (Trang 134 - 139)