Nhóm nhân tố chủ quan về phía Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển Huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (Trang 37)

1.3.2.1. Chính sách lãi suất huy động

Lãi suất huy động là tỉ lệ phần trăm của số tiền có được so với số tiền gốc mà người gửi tiền nhận được từ ngân hàng. Điều đầu tiên mà bất kì một cá nhân, tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham khảo khi gửi tiền vào ngân hàng đó là lãi suất. Vì vậy, chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất tác đoọng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, không phải ngân hàng cứ đưa ra mức lãi suất cao là có thể thu hút được nhiều vốn. Vấn đề ở chỗ với mức lãi suất cụ thể do ngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra phải luôn lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Do đó ngân hàng phải dự đoán chính xác tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế trong năm để có thể mức lãi suất huy động hợp lí. Lãi suất ở mức huy động hợp lí cũng phải là mức lãi suất huy động đảm bảo cho sức mua tương đối của giữa các loại tiền không bị thay đổi. Có nghĩa là phải cộng thêm vào đó những yếu tố biến động của tỉ giá.

1.3.2.2. Uy tín của ngân hàng

Uy tín là tài sản vô hình quý giá của NHTM, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có uy tín mà nó được tạo dựng lâu dài trong quá trình hoạt động. Khách hàng bao giờ cũng tìm đến ngân hàng có uy tín cao để gửi tiền với hy vọng ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình và hạn chế rủi ro. Thậm chí, ngân hàng có uy tín đưa ra mức lãi suất thấp hơn đôi chút so với các ngân hàng khác nhưng

29

người gửi tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó. Ngân hàng có uy tín bao giờ cũng thu hút được nhiều khách hàng hơn những ngân hàng khác. Vì vậy, ngân hàng lớn sẵn có uy tín trong nhiều năm sẽ có ưu thế trong huy động vốn và giúp ngân hàng có khả năng ổn định lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động. Uy tín không chỉ ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn mà còn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.

Con người vẫn là yếu tố quyết định đến việc thành bại của một ngân hàng; chính con người gây dựng uy tín của ngân hàng với khách hàng. Một ngân hàng với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao với tác phong làm việc vui vẻ, lịch sự, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo sẽ gây ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Đặc biệt nhân viên giao dịch được coi là “bộ mặt” của ngân hàng, hình ảnh của họ trong mắt khách hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn, vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào làm họ hài lòng nhất để gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác do ngân hàng cung ứng.

Đối với nhà quản lí thì năng lực và trình độ của họ là yếu tố quyết định hàng đầu đến tất cả hoạt động của ngân hàng trong đó có huy động vốn

1.3.2.3. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khácnhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng nhưhạn chế của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động cóthể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm.

Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm:

- Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ:

30

đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rất lớn. Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng. Do đó số lượng nguồn vốn huy độngđược sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụthuộc vào chính bản thân ngân hàng.

- Chiến lược marketing ngân hàng:

Đây là những chính sách nhằm để khách hàng biết đến hoạt động của ngân hàng, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng, làm nhiều người biết đến ngân hàng, tăng thêm uy và thu hút thêm khách hàng mới. Sự tận tình, chu đáo trong phục vụ khách hàng, thủ tục đơn giản nhanh chóng, chính xác cũng là một yếu tố giúp duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tạo nên bộ mặt ngân hàng.

1.3.2.4. Mạng lưới phục vụ và mức độ đa dạng của các hình thức huy động vốn

Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn. Mạng lưới huy động của các ngân hàng thường được thể hiện thông qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch. Khi công chúng có tiền nhàn rỗi họ thường tới điểm giao dịch gần nhất để gửi tiền. Mạng lưới huy động rộng rãi sẽ tạo điều kiện thu hút tiền gửi tiết kiệm của nhân dân. Do vậy việc mở thêm điểm giao dịch là quan trọng hàng đầu nhưng vị trí đặt ở đâu để huy động vốn hiệu quả nhất còn quan trọng hơn. Thông thường các chi nhánh thường được mở ở mặt đường quốc lộ, nơi đông dân cư để thuận tiện cho người dân gửi tiền.

Để thu hút tối đa các nguồn lực trong nền kinh tế thì Ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá các hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động và các nguồn huy động được cũng phong phú hơn.

1.3.2.5. Trình độ công nghệ ngân hàng

31

áp dụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trường tốt. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi... . Công nghệ ngân hàng hiện đại cũng góp phần tối giản chí phí và thời gian của bản thân ngân hàng và khách hàng. Trên thực tế với những ngân hàng đầu tư tốt vào công nghệ, hiện đai hóa Corebanking, Internetbanking, Homebanking…có một lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách hàng ở xa hoặc khách hàng doanh nghiệp…

Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các ngân hàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện cho người gửi tiền. Mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửivào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian. Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy độngvốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tích cực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huyđộng được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.

1.4.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

32

hàng. Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn lớn, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động phải có sự tăng trưởng qua các năm. Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận.

Đồng thời vốn huy động cũng cần phải có sự ổn định theo thời gian. Tính ổn định của sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện ở mức độ tăng trưởng đều đặn trong khoảng thời gian dài. Nếu ngân hàng huy động được một khối lượng vốn lớn, nhưng không ổn định ngân hàng sẽ không thể chủ động trong vấn để dụng vốn. Ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với khả năng có một dòng tiền lớn sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng, do vậy khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng sẽ không cao, lúc này hệ số sử dụng vốn của ngân hàng sẽ không cao. Có nghĩa huy động vốn không hiệu quả. Ngược lại với nguồn vốn huy động ổn định ngân hàng sẽ yên tâm để cho vay và đầu tư, nâng cao hệ số sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Để xem xét mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động của NHTM, người ta sử dụng công thức sau:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = (Số dư năm nay-Số dư năm trước) x 100% Số dư kỳ trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Cơ cấu các khoản huy động

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn huy động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa.

33

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm khách hàng, chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing của ngân hàng.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất.

- Xu hướng biến đổi cơ cấu huy động:

Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh... và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh. Xu hướng biến đổi cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng, nhưng còn luôn phải chịu tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

Khi huy động với qui mô, cơ cấu như đã trình bày ở trên, ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng ổn định kết hợp với chi phí vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả: ngân hàng có thể cơ cấu lại được nguồn vốn, mở rộng qui mô hoạt động, chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ, kết quả kinh doanh khả quan hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và uy tín.

Có nhiều tiêu chí để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của NHTM.

+ Nếu huy động vốn phân theo loại tiền: cơ cấu huy động vốn nội tệ và ngoại tệ.

+ Nếu theo kỳ hạn huy động: cơ cấu huy động vốn ngắn, trung và dài hạn. + Nếu phân theo phạm vi huy động: cơ cấu huy động vốn trong nước và nước ngoài.

+ Nếu phân theo đối tượng huy động vốn: cơ cấu huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế.

Để xác định cơ cấu vốn theo từng tiêu chí phân loại, người ta sử dụng công thức sau:

34

1.4.3. Chi phí huy động vốn

Như đã nói ở trên, cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.

+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Những nguồn có thời hạn ngắn thường có chi phí nguồn thấp và tính ổn định thấp, ngược lại những nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhưng ổn định hơn. Nên để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào chi phí phải trả cho mỗi nguồn ngân hàng đưa ra các sách lược huy động vốn phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay, đầu tư đồng thời bảo đảm lãi suất được định giá bù đắp được Cơ cấu các khoản huy động = Số dư từng khoản huy động

35

chi phí nguồn và đem lại doanh lợi mong muốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Để có thể đánh giá chi phí cho một nguồn hay nhóm nguồn huy động, ngân hàng căn cứ vào tỷ lệ chi phí nguồn. Tỷ lệ này được xác định như sau:

Tỷ lệ chi phí nguồn huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi Tài sản sinh lời

1.4.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Sau khi được huy động, vốn được phân chia vào tài sản của ngân hàng. Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn.

- Trước hết là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.

Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí các nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Vì vậy, kỳ hạn là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.

- Kỳ hạn thực của nguồn.

Từ kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường. Ngân hàng rất quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩa

Một phần của tài liệu Phát triển Huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (Trang 37)