Như đã nói ở trên, cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.
Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.
+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.
Những nguồn có thời hạn ngắn thường có chi phí nguồn thấp và tính ổn định thấp, ngược lại những nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhưng ổn định hơn. Nên để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào chi phí phải trả cho mỗi nguồn ngân hàng đưa ra các sách lược huy động vốn phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay, đầu tư đồng thời bảo đảm lãi suất được định giá bù đắp được Cơ cấu các khoản huy động = Số dư từng khoản huy động
35
chi phí nguồn và đem lại doanh lợi mong muốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Để có thể đánh giá chi phí cho một nguồn hay nhóm nguồn huy động, ngân hàng căn cứ vào tỷ lệ chi phí nguồn. Tỷ lệ này được xác định như sau:
Tỷ lệ chi phí nguồn huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi Tài sản sinh lời