Sau khi được huy động, vốn được phân chia vào tài sản của ngân hàng. Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn.
- Trước hết là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.
Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí các nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Vì vậy, kỳ hạn là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
- Kỳ hạn thực của nguồn.
Từ kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường. Ngân hàng rất quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu tư.
Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩa
36
đều tác động đến kỳ hạn thực tế. Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các nguồn vốn, nhu cầu chi tiêu đột xuất cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn này.
Một nguồn vốn nào đó trong ngân hàng được tạo ra bởi sự liên tục tiếp nối của các nguồn tiền gửi và đi vay. Do đó, một nguồn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với lỳ hạn dài hơn.
- Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhất .
Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng doanh lợi, đồng thời duy trì khả năng thanh toán (trường hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn), hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một tài sản sắp đến hạn.
Danh mục tài sản và cấu trúc thời hạn của tài sản thường được xây dựng dựa trên cơ sở qui mô, cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các ngân hàng phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với sử dụng vốn cho kế hoạch mở rộng kinh doanh hoặc theo chỉ định của Chính phủ để đầu tư trong giai đoạn đó.
37
Sự phù hợp còn thể hiện giữa lãi suất và từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho từng nguồn vốn. Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn.
1.4.5. Một số tiêu chí khác
- Sự đa dạng về công cụ huy động :
Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống các công cụ khác nhau trong quá trình huy động vốn. Số lượng các công cụ huy động vốn chính là một yếu tố phản ánh năng lực và trình độ quản lý của một ngân hàng. Bởi chỉ những ngân hàng có năng lực quản lý tốt, trình độ nhân viên cao mới có khả năng phát triển nhiều công cụ huy động. Như vậy sự đa dạng về các công cụ huy động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
- Mức độ thuận tiện khách hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền bạc cho khách hàng khi họ tìm đến và làm các thủ tục gửi tiền, rút tiền... với ngân hàng.
- Thời gian để huy động một số vốn nhất định.
Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm. Để có được một lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngân hàng cần bao nhiêu thời gian.
- Mức độ hài lòng của khách hàng.
Đây có thể được xem xét là chỉ tiêu định tính về đánh giá kết quả huy động vốn, tuy nhiên nó lại vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh ngành ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với các ngân hàng mới, không có nhiều mạng lưới và chưa gây dựng được hình ảnh của mình trong
38
lòng công chúng thì việc tạo dựng sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của mình là vô cùng quan trọng. Nó được xem như là một công cụ hiệu quả nhất để tạo dựng thương hiệu của Ngân hàng. Trên thực tế, cũng với mức lãi suất và chương trình như nhau nhưng khách hàng vẫn lựa chọn giao dịch ở Ngân hàng này mà không phải ngân hàng khác, thậm chí phải đi giao dịch xa hơn, đơn giản vì khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng phục vụ và khả năng tư vấn của Ngân hàng mà họ lựa chọn gửi tiền
CHƢƠNG 2
THƢ̣C TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga.
Ý tưởng thành lập ngân hàng liên doanh giữa Nga và Việt Nam để tăng cường hợp tác song phương được lãnh đạo Chính phủ hai nước nhất trí trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov vào tháng 2 năm 2006.
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) chính thức đi vào hoạt động ngày 19/11/2006 và là kết quả hợp tác của hai ngân hàng hàng đầu hai nước là BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) và VTB (Ngân hàng Ngoại thương Nga), với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 51% và bên nước ngoài góp 49%. Nhân ngày khai trương 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt Nga đã vinh dự được đón Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tới thăm.
39
Ngân hàng liên doanh Viê ̣t Nga là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay VRB có 06 Chi nhánh, Sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, có Văn phòng đại diện và ngân hàng 100% thuộc sở hữu vốn của VRB tại Liên bang Nga.
VRB tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng; hoàn thành chuyển đổi hệ thống phần mềm Corebanking mới; phát hành thẻ thanh toán nội địa, thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA. Công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho VRB phát triển sản phẩm, hoàn thành tự động hoá, điện tử hoá các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành. Đây là những nội dung quan trọng, thể hiện sự lớn mạnh về năng lực tài chính và kỹ thuật, và là tiền đề cơ bản để tăng sức cạnh tranh cho VRB.
Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên cạnh nhiều sản phẩm dịch vụ truyền thống, VRB còn có nhiều sản phẩm đặc thù như: “Hành trình đến với nước Nga”, “Mùa thu vàng nước Nga”…dịch vụ thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam và Nga, thanh toán hợp đồng thương mại và chuyển tiền bằng đồng bản tệ hai nước, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử: SMS Banking, Internet Banking.
2.1.2 Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của VRB
40
H×nh 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng liên doanh Việt- Nga
( Nguồn: Văn phòng- Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga)
Hội đồng quản trị: Xem xét, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tính thực thi các định hướng phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết định các chính sách về quản trị Rủi ro tín dụng; thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng.
Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên các hoạt động tài chính, giám sát việc thực hiện chế độ hạch toán, các hoạt động về tín dụng, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng, tham mưu và báo cáo Hội đồng quản trị những tổn tại trong hoạt động của VRB.
Ban điều hành: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tại VRB, Ban điều hành gồm 03 thành viên là Tổng Giám Đốc và 02 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách mảng nghiệp vụ liên quan.
Hội đồng tín dụng và Hội đồng Alco: Hội đồng tín dụng có chức năng quyết định, phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Tổng Giám đốc và không vượt quá 10% vốn tự có của VRB. Hội đồng Alco có nhiệm vụ tham mưu cho Ban điều hành về việc cấp sử dụng hiệu quả các tài sản và đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.
Bộ máy hoạt động của Ngân hàng được phân thành các khối/Ban chức năng gồm: Ban Quan hệ khách hàng, Ban Dịch vụ khách hàng, Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Rủi ro, Ban Quản lý Bán
41
lẻ và phát triển mạng lưới, Ban Pháp Chế Chế độ, Ban Công nghệ Ngân hàng điện tử, Văn Phòng và Sở giao dịch/Chi nhánh, với mỗi Chi nhánh/Sở giao dịch có các Phòng giao dịch trực thuộc.
2.2. THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA THỜI GIAN QUA
2.2.1 Về quy mô hoạt động
2.2.1.1.Quy mô tài sản tăng trưởng với cơ cấu hợp lý
Tổng tài sản của VRB có sự tăng trưởng dần qua các năm, Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của VRB đạt 13.005 tỷ đồng, tương đương 624.40 nghìn đô la Mỹ, tăng trưởng 6.8 % so với năm 2011 và hoàn thành 108% so với kế hoạch được Hội đồng Quản trị thông qua.
Bảng 2.1. Tổng tài sản của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 11.240 12.180 13.005
(Nguồn: BCTC có kiểm toán các năm 2010, 2011 và 2012)
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng tổng tài sản
Tổng tài sản 10,000 11,000 12,000 13,000 14,000 Tổng tài sản 11,240 12,180 13,005
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
42
Cơ cấu tài sản khá hợp lý với hai phần tài sản lớn nhất là “tiền gửi tại các TCTD khác” chiếm 27.95% tổng tài sản và “các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng” (hoạt động tín dụng) chiếm tỷ trọng 62.25% tổng tài sản (số liệu năm 2012). Điều này cho thấy tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản của VRB ở mức cao, việc sử dụng tài sản và phân chia cơ cấu tài sản của VRB hợp lý, hiệu quả.
2.2.1.2. Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm
Nhìn chung, nguồn vốn chủ sở hữu của VRB khá ổn định. Tính đến hết năm 2011, vốn chủ sở hữu của VRB đạt 3.038 tỷ đồng, tương đương 145.86 triệu USD, tăng 200% so với năm 2010. Trong năm 2012, vốn chủ sở hữu của VRB đạt 3.070 tỷ đồng, tương đương 147.40 triệu USD, tăng 32 tỷ so với năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng nguyên nhân do tăng lợi nhuận.
Bảng 2.2.Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012
Vốn chủ sở hữu 1070 3038 3070 Vốn điều lệ 1001 3008 3008
(Nguồn: BCTC có kiểm toán các năm 2010,1011 và 2012)
43 0 1000 2000 3000 4000 Năm 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu 1070 3038 3070 Vốn điều lệ 1001 3008 3008 1 2 3
(Nguồn: BCTC có kiểm toán các năm 2010, 2011 và 2012)
Trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ hơn 90%, phần còn lại là các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu tăng đột biến trong năm 2011 do tăng góp vốn điều lệ từ 2 ngân hàng mẹ là BIDV và VTB được hội đồng quản trị thông qua theo đề án tái cơ cấu VRB và thực hiện theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP (22/11/2006) và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định vốn điều lệ tối thiểu của các TCTD là 3.000 tỷ đồng từ năm 2011. Mặc dù mức tăng vốn chủ sở hữu qua các năm có phần đóng góp chủ yếu từ tăng vốn điều lệ (bắt đầu từ năm 2011, năm 2010 vốn điều lệ của VRB chỉ đạt 1001 tỷ đồng) nhưng sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế cũng tương đối (năm 2012 tăng 31 tỷ so với năm 2011). Điều này cho thấy kết quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đã có những đóng góp nhất định vào tăng vốn chủ sở hữu của VRB.
2.2.1.3. Hoạt động huy động vốn khá đa dạng và hiệu quả
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại VRB
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
44
Theo đối tượng 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100%
- Huy động vốn của
TCTD 2,705 37.02% 3,793 45.13% 4,586 47.02% - Tiền gửi khách hàng 4,010 54.89% 3,864 45.98% 4,977 51.03% - Phát hành giấy tờ có giá 591 8.09% 747 8.89% 190 1.95%
Tiền gửi theo kỳ hạn 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100%
- Tiền gửi không kỳ hạn 311 4.25% 496 5.90% 1,075 11.02% - Tiền gửi có kỳ hạn 6,995 95.75% 7,908 94.10% 8,679 88.98%
Tiền gửi theo loại tiền 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100%
- Tiền gửi VND 3,202 43.83% 5,961 70.93% 6,779 69.50% - Tiền gửi ngoại tệ 4,104 56.17% 2,443 29.07% 2,975 30.50%
(Nguồn: BCTC có kiểm toán năm 2010, 2011 và 2012)
Huy động vốn của VRB trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 có xu hướng tăng trưởng ổn định. Năm 2011 đạt 8.404 tỷ đồng, tăng 15.03 % so với năm 2011. Năm 2012 đạt 9.754 tỷ đồng, tăng 16.06% so với năm 2011.
Xét theo đối tượng huy động: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động từ đối tượng này đạt 4.977 tỷ đồng chiếm 51.03%, năm 2011 đạt 3.864 tỷ đồng đạt 45.98%, giảm 3.64% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động, mặt khác thị trường vàng và ngoại tệ tăng trưởng khá sôi động, vì vậy một nguồn vốn không nhỏ bị rút khỏi ngân hàng để đầu tư vào các thị trường trên. Đề bủ đắp số vốn thiếu hụt trên, VRB tập trung giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Do đó tổng vốn huy động từ các TCTD khác năm 2011 đạt 3.793 tỷ đồng, chiếm 45.13% tổng nguồn vốn huy động của VRB, tăng 40.22% so với năm 2010. Đối với hình thức huy động vốn từ phát hành chứng chỉ tiền
45
gửi, trong 2 năm 2010 và 2011, nguồn vốn huy động theo hình thức này chiếm tỷ trọng từ 8 - 9% trên tổng nguồn vốn huy động nhưng riêng năm 2012 do sự