Bầu không khí tâm lý

Một phần của tài liệu bầu không khí tâm lý của một số đội tuyển thể thao tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Là một trong những vấn đề khá phức tạp trong tâm lý học xã hội, khó định đoán, ước lượng, do đó, hiện nay, còn tồn tại khá nhiều quan điểm về bầu không khí tâm lý.

Theo Platonov, bầu không khí tâm lý là sự tác động lẫn nhau giữa môi trường xã hội và vật lý với nhân cách. Sự tác động lẫn nhau này được phản ánh trong ý thức của nhóm. [1, tr.30]

Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà tâm lý học T.Mozenob, M.Unozenuk đã khẳng định rằng cần phải hiểu bầu không khí

tâm lý như là trạng thái tâm lý của cảm xúc được hình thành trong nhân cách. [1, tr. 29]

Theo V.M.Sêpel: Bầu không khí tâm lý là là sắc thái xúc cảm giữa các thành viên trong tập thể. Nó xuất hiện trên cơ sở gần gũi, thiện cảm, giống nhau về mặt tính cách, hứng thú và xu hướng giữa các thành viên. [3]

Tiếp cận theo hướng dư luận xã hội, nhà tâm lý học V.I.Mikheep cho rằng: Bầu không khí tâm lý là dư luận xã hội ở tập thể về thái độ lao động, thái độ đối với tập thể, đối với lãnh đạo và với các cá nhân khác.

Tại Việt Nam, thuật ngữ bầu không khí tâm lý cũng được các nhà tâm lý học nghiên cứu và đúc kết thành những khái niệm khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và hướng tiếp cận.

Tác giả Ngô Công Hoàn khẳng định: Bầu không khí tâm lý là toàn bộ các trạng thái tâm lý có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp điệu, cường độ hoạt động chung của các thành viên trong nhóm xã hội, đó là không gian chứa đựng các trạng thái tâm lý chung của toàn nhóm trong một thời gian nhất định.

Nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất, tác giả Phạm Mạnh Hà cho rằng: “Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể. Nó thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách của họ. Là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể. Là tâm trạng chính trong tập thể. Là sự thỏa mãi của người công nhân đối với công việc được thực hiện.” [15]

Khẳng định bầu không khí tâm lý tồn tại khách quan trong tổ chức, tác giả Vũ Dũng quan niệm: “Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tổ chức. Nó thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách.” [9]

Nghiêng về yếu tố hòa hợp của các phẩm chất tâm lý cá nhân ở mỗi thành viên trong tập thể, tác giả Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Bầu không khí tâm lý tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo trong tập thể.” [11]

Cùng góc nhìn đó, tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và Nguyễn Thị Thanh Vân trong các nghiên cứu của mình cũng đã thống nhất bầu không khí tâm lý là trạng thái nổi bật của tập thể và được cụ thể hóa thông qua thái độ của các thành viên đối với nhau, thái độ đối với công việc chung của tập thể và thái độ đối với chính bản thân mình. [23, 51]

Bên cạnh những tác giả tiêu biểu đã nêu, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra những khái niệm không đồng nhất về bầu không khí tâm lý. Ví dụ như xem bầu không khí tâm lý là một tập hợp những đặc điểm tâm lý xã hội của từng thành viên trong nhóm; là sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và đạo đức của các thành viên trong nhóm; là môi trường hình thành giữa con người với con người đang trực tiếp tiếp xúc với nhau; v.v…

Nhìn chung, tùy thuộc vào cách tiếp cận, giữa các tác giả còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bầu không khí tâm lý, tuy nhiên vẫn có những điểm chung, mang tính cơ sở được thống nhất về khái niệm này:

 Coi bầu không khí tâm là lớp sơn cảm xúc hay trạng thái tâm lý của tập thể.

 Phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại, sự tương tác cũng như mức độ dung hợp giữa các thành viên trong tập thể.

 Được biểu hiện thông qua thái độ các thành viên với nhau và với các công việc chung của tập thể.

Chắt lọc những quan điểm trên, có thể hiểu về bầu không khí thông qua khái niệm sau: Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý của tập thể, phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại, sự tương tác và mức độ dung hợp giữa các thành viên trong tập thể. Nó được biểu hiện thông qua thái độ giữa các thành viên với nhau, thái độ với công việc chung và thái độ với chính bản thân từng thành viên trong tập thể.

Những đặc điểm nổi bật cần phải lưu ý khi nghiên cứu về khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể.

Một phần của tài liệu bầu không khí tâm lý của một số đội tuyển thể thao tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)