Quá trình hình thành bầu không khí tâm lý đội tuyển thể thao

Một phần của tài liệu bầu không khí tâm lý của một số đội tuyển thể thao tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Bầu không khí tâm lý phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại, sự tương tác và mức độ dung hợp giữa các thành viên trong tập thể. Như vậy, sự hình thành bầu không khí tâm lý trong tập thể phải thông qua hoạt động và giao tiếp. Ngoài việc chỉ ra bốn mối quan hệ xác định nội dung bầu không khí tâm lý, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một cách tổng quát ba hướng phát triển bầu không khí tâm lý của một tập thể:

 Bầu không khí tâm lý phát triển theo hướng tự nhiên: Xuất phát từ sự tán đồng của đa số hoặc tất cả các thành viên trong tập thể.

 Trên cơ sở kinh nghiệm của người lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý được xây dựng và là sản phẩm có mục đích, có tổ chức của người lãnh đạo.

 Ứng dụng những thành tựu của nghiên cứu khoa học như Tâm lý học, Xã hội học cùng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động, bầu không khí tâm lý được đánh giá như là kết quả của hoạt động điều khiển

và điều chỉnh của nhà lãnh đạo, quản lý hoặc của các thành viên trong tập thể.

Như vậy, việc bầu không khí tâm lý được hình thành theo hướng nào phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, khả năng, phong cách lãnh đạo của người quản lý cũng như các kinh nghiệm thực tiễn của các thành viên trong tập thể.

Với đội tuyển thể thao, dựa trên các giai đoạn phát triển của đội tuyển có thể phác thảo được quá trình hình thành của bầu không khí tâm lý đội tuyển như sau:

Giai đoạn thứ nhất: đội tuyển mới được tuyển chọn, tập hợp dựa trên các tiêu chí về năng khiếu, tố chất, sự đam mê. Với các thành viên tham gia vào đội tuyển trong giai đoạn này, mọi thứ còn khá mới mẻ và bỡ ngỡ. Bầu không khí tâm lý của đội chưa thống nhất và ổn định. Trong giai đoạn này, huấn luyện viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gắn kết, điều hướng… tạo những tiền đề cơ sở giúp đội tuyển có thể hình thành bầu không khí tâm lý tích cực, dần hướng mục đích cá nhân vào mục đích chung của đội.

Giai đoạn hai: Sự quen thuộc và thích nghi giúp cá nhân tự tin hơn, dần khẳng định những khả năng vượt trội, cá tính cũng như cái tôi khác biệt so với các thành viên khác. Đội tuyển bắt đầu phân hóa thành các nhóm theo tinh thần và thái độ tích cực đối với tập thể. Xuất hiện mong muốn tự khẳng định mình giữa các thành viên trong đội, từ đó nảy sinh những xung đột từ mức độ vừa phải cho đến căng thẳng cao. Bầu không khí tâm lý trong giai đoạn này có thể ở trong trạng thái tiêu cực, căng thẳng hoặc bất hòa.

Giai đoạn thứ ba: Tùy thuộc phương pháp, năng lực của ban huấn luyện, ở giai đoạn này, bầu không khí tâm lý đội tuyển có thể phân hóa rõ theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Giai đoạn thứ tư: Có thể xem là giai đoạn phát triển cao nhất khi nền tảng những yêu cầu, mục đích chung của đội đã được định hình tương đối rõ. Bầu

không khí tâm lý đội tuyển mang tính ổn định, bắt đầu phát huy sự ảnh hưởng, tác động đến từng thành viên của đội trong các nhiệm vụ cá nhân cũng như nhiệm vụ chung của toàn đội.

Một phần của tài liệu bầu không khí tâm lý của một số đội tuyển thể thao tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)