Đánhgiá thực trạng và nhu cầu cấp thiết để thông qua bộ môn công nghệ lớp 6 giáo dục học sinh toàn diện một cách có hiệu quả

Một phần của tài liệu Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 29 - 32)

công nghệ lớp 6 giáo dục học sinh toàn diện một cách có hiệu quả

2.1.3.1.Đánh giá

Tình cảm, thái độ của học sinh qua học tập bộ môn

Như trên đã nói, cư dân ở huyện Giồng Trôm đa số làm nghề nông, còn lại một số bộ phận không nhỏ theo nghề may mặc, tiểu thủ công, kinh doanh,… vì vậy ít nhiều gì học sinh cũng đã có tiếp cận với mảng kiến thức công nghệ ở gia đình 1 cách tự phát như làm đồ chơi cho em bé, giúp mẹ nhặt rau, làm các món ăn đơn giản cho đến dọn dẹp, bày trí trong gia định, cắm hoa cũng như đi mua sắm theo yêu cầu của bố mẹ,… Vì vậy, ở nông thôn phần lớn các em đón

tiếp nội dung chương trình bộ môn công nghệ với nhiệt tình sẳn có của mình.Dù hoạt động bộ môn còn khiêm tốn về chất lượng do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng phải nhìn nhận rằng việc giáo dục tình cảm, thái độ học tập bộ môn đối với các em là điều không quá khó. Đó cũng là việc góp phần hình thành nhân cách cho học sinh về sau.

Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy

Thực tế ở Giồng Trôm, giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn về công nghệ còn ít. Hiện tại mỗi trường được bố trí từ 1 đến 2 giáo viên. Nhưng công tác giáo dục lại đạt nặng cho môn công nghệ 8,9.Vì thế việc giảng dạy bộ môn công nghệ 6 còn thiếu giáo viên để bố trí đúng chức năng chuyên môn so với yêu cầu giảng dạy. Hiện tại đa số các trường bố trí các giáo viên có kinh nghiệm trong đời sống ( phẩn nhiều là giáo viên nữ) đảm nhận việc giảng dạy bộ môn công nghệ 6 với hình thức dạy chéo môn. Do đó dù có cố gắng phấn đấu, nhưng ít nhiều gì giáo viên bộ môn cũng còn gặp một số khó khăn khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.

Cơ sở vật chất

Đối với các trường chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo, phòng thực hành còn hạn chế vì cơ sở vật chất hoặc chưa có phòng thực hành thì thầy và trò phải sử dụng phòng học, việc này cũng làm giảm hiệu quả trong thao tác thực hiện và hoạt động nói chung.

Bên cạnh đó, trang thiết bị lại thiếu, một số dụng cụ chuyên dụng cho công tác thực hành lại được trang bị quá ít, không đủ triển khai cho học sinh sử dụng, vì vậy đã hạn chế phần nào chất lượng sản phẩm các em làm ra, ảnh hưởng chung đến chiều sâu của chất lượng bộ môn khi hoạt động.

Sự chỉ đạo sâu sát của cấp lãnh đạo, sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh học sinh

-Đối với lãnh đạo ngành, các lớp tập huấn về chuyên môn, việc báo cáo chuyên đề, hội giảng , thi tay nghề hàng năm được tổ chức khá chu đáo, thực hiện song hành với các bộ môn khác đã thể hiện qua các kế hoạch chỉ đạo thực

hiện. Vì vậy có thể khẳng định, thực trạng của chất lượng giáo dục bộ môn có sự góp phần không nhỏ thông qua sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của ngành.

-Riêng về phía phụ huynh học sinh đã có sự hưởng ứng khá tích cực. Các học cụ, phương tiện thực hành mang đến từ gia đình đã góp phần tăng cường điều kiện giáo dục học sinh thông qua bộ môn. Việc tiếp nhận và hưởng ứng của phụ huynh học sinh chính là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển và giáo dục học sinh thông qua công tác dạy và học bộ môn công nghệ lớp 6 trong thời gian sắp tới.

2.1.3.2.Nhu cầu cấp thiết để nâng cao nội dung giáo dục

Phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn

Các hoạt động chuyên môn thông qua bộ môn công nghệ 6 đã đi vào chiều sâu thông qua công tác giáo dục. Tuy nhiên, lực lượng giáo viên cơ hữu của các đơn vị trường lại không được trang bị nhiều về kiến thức. Do đó, trong thời gian tới, địa phương cần phải có đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn đảm trách thực thụ bộ môn này.

Về phía lãnh đạo chuyên môn của ngành cũng cần tổ chức được các đơn vị mũi nhọn, các yếu tố điển hình trong khâu đột phá ở 1 vài trường điểm để nhân rộng phong trào, tạo sức lan tỏa trong dạy và học môn công nghệ có tính thiết thực xuất phát từ yêu cầu chuyên môn và thực tế đời sống, hoạt động của học sinh.

Nội dung hoạt động hỗ trợ dạy và học bộ môn

Trong phạm vi và hình thức hoạt động của bộ môn việc hội giảng, báo cáo chuyên đề theo tôi chưa đủ để nâng cao chất lượng.

Công việc cấp thiết hiện nay ở các đơn vị trường nói riêng và cả huyện nói chung cần phải nâng cao tính phối hợp đồng bộ thông qua nhiều lực lượng giáo dục. ví dụ: tổ chức cho học sinh tham gia các hội thi cắm hoa, nấu ăn, trang trí góc học tập, phòng truyền thống,… Sự phối hợp giữa tổng phụ trách đội, giáo viện bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường nhân các ngày lễ như

8/3, 26/3, 20/10, 20/11,… và hình thức này được nâng dần lên đến cấp huyện. Điều đó sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức và tăng dần kỹ năng thực hành vận dụng qua học tập bộ môn.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bộ môn

- Hiện tại ở các trường về cơ sở vật chất còn khá thiếu so với yêu cầu bộ môn, đa số các học cụ phải vận động từ phía gia đình học sinh để các em có điều kiện thực hành. Vì vậy ở các đơn vị trường cần phải đề xuất mua sắm, bổ sung trang thiết bị chuyên dụng để các em vừa tăng kỹ năng thực hành vừa hoàn thiện thêm nhận thức.

- Nếu nhìn lại thực trạng với một đơn vị trường có qui mô từ 5 đến 8 lớp 6 chỉ có 1 hộp dụng cụ thêu, 1 vài mẫu áo sơ mi, một vài tranh minh họa và một số bình cắm hoa thì điều này rõ ràng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy và học. Theo tôi, ít nhất các học cụ phải đảm bảo trang bị đủ cho một lớp học sinh hoạt động. Do đó song song với việc bổ sung học cụ bằng kinh phí thì việc tổ chức thi làm đồ dùng dạy học theo chủ đề, chủ điểm căn cứ vào nội dung chương trình của bộ môn cũng là nguồn bổ sung học cụ thiếu một cách có hiệu quả.

- Đối với địa điểm thực hành bộ môn, thiết nghĩ mỗi đơn vị trường cần tạo một phòng thực hành cụ thể với cơ sở vật chất tạm đáp ứng được yêu cầu cho thầy và trò hoạt động, tạo không gian, điều kiện phù hợp với thực tiển đời sống để học sinh vân dụng nhằm nâng cao nhận thức bộ môn và hoạt động thực hành, thực nghiệm sẽ mang tính trực quang nâng cao hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w