Phântích mồi nhử các câu trắcnghiệm

Một phần của tài liệu Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 63 - 67)

37 73; 74 Tùy tình hình trường

3.3.4.5. Phântích mồi nhử các câu trắcnghiệm

Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của các câu trắc nghiệm, cần phải phân tích các mồi nhử hay còn gọi là các câu gây nhiễu của câu trắc nghiệm tương ứng dựa trên tầng số đáp ứng các lựa chọn đúng, sai của học sinh để từ đó chọn được những câu trắc nghiệm chưa tốt và sửa chữa những câu trắc nghiệm kém.

Các lựa chọn được quy ước là A,B,C,D và lựa chọn nào có dấu * kề bên là đáp án, các lựa chọn còn lại là mồi nhử

Qua bảng phân bốtần số các câu trắc nghiệm theo độ phân cách, ta thấy có 277 câu tương đối hoàn chỉnh, 23 câu còn lại cần được chỉnh sửa và thử nghiệm lại ở lần sau. Sau đây người nghiên cứu phân tích một vài câu trắc nghiệm tiêu biểu:

Phân tích câu trắc nghiệm A35: Vải sợi tổng hợp giặt bền, đẹp, giặt

mau khô và không bị nhàu, hút ẩm cao

Các lựa chọn A (Đúng) B (Sai)* Không chọn Tổng cộng

Nhóm điểm cao 5 31 0 36

Nhóm điểm thấp 26 10 0 36

Độ khó của câu là 0,58; độ phân cách của câu là 0,58. Vậy câu này thuộc loại câu khó và độ phân cách rất tốt. B là đáp án đúng, có số học sinh trả lời đúng trong nhóm điểm cao nhiều hơn trong nhóm thấp do đó có tương quan thuận với tiêu chí, như mong đợi.

Kết luận: Có thể hài lòng về câu trắc nghiệm này.

Phân tích câu trắc nghiệm B10:

Ở đồng bằng song Cửu Long nhà ở làm bằng gạch ngói, tương đối chắc chắn chiếm: A. 40-50% B. 30-40% C. 20-30% D. 10-20% Các lựa chọn A B C* D Không chọn Tổng cộng Nhóm điểm cao 4 5 16 11 0 36 Nhóm điểm thấp 4 9 10 13 0 36

Độ khó của câu hỏi là 0,63, độ phân cách là 0,17. Đây là câu hỏi có độ khó vừa phải nhưng độ phân cách kém.

Đáp án C có tương quan thuận với tiêu chí như mong muốn.

Mồi nhử B và D có độ phân cách âm, cho thấy các câu nhiễu tốt, có nhiều học sinh nhóm yếu chọn hơn học sinh nhóm giỏi. Câu nhiễu A có độ phân cách 0, không có sự phân biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Sự khác biệt giữa nhóm cao và nhóm thấp lựa chọn đáp án C là

quá thấp dẫn đến không có khả năng phân cách. Mồi nhử A cần diễn đạt rõ ràng hoặc điều chỉnh cho có sự phân biệt.

Phân tích câu trắc nghiệm C2:

A. Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết B. Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác C. Chuyển hóa Vitamin cần thiết cho cơ thể D. Giúp cho sự phát triển của xương

Các lựa chọn A* B C D Không chọn Tổng cộng

Nhóm điểm cao 16 5 9 6 0 36

Nhóm điểm thấp 12 5 13 6 0 36

Độ khó của câu hỏi là 0,64; độ phân cách là 0,11. Đây là câu hỏi có độ khó vừa phải nhưng độ phân cách kém.

Đáp án A có tương quan thuận với tiêu chí như mong muốn.

Mồi nhử C có độ phân cách âm, cho thấy các câu nhiễu tốt, có nhiều học sinh nhóm yếu chọn hơn học sinh nhóm giỏi. Câu nhiễu B, D có độ phân cách 0, không có sự phân biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Sự khác biệt giữa nhóm cao và nhóm thấp lựa chọn đáp án A là

quá thấp dẫn đến không có khả năng phân cách. Mồi nhử B, D cần diễn đạt rõ ràng hoặc điều chỉnh cho có sự phân biệt.

Phân tích câu trắc nghiệm D28: Thu nhập của gia đình bao gồm: thu

nhập bằng tiền và thu nhập bằng hiện vật

Các lựa chọn A* (Đúng) B (Sai) Không chọn Tổng cộng

Nhóm điểm cao 35 1 0 36

Nhóm điểm thấp 25 11 0 36

Độ khó của câu là 0,81; độ phân cách của câu là 0,28. Vậy câu này thuộc loại câu quá dễ và độ phân cách tạm được. A là đáp án đúng, có số học sinh trả lời đúng trong nhóm điểm cao nhiều hơn trong nhóm thấp do đó có tương quan thuận với tiêu chí, như mong đợi.

Kết luận: Có thể hài lòng về câu trắc nghiệm này, nếu chỉnh sửa được về

cách hỏi sẽ tăng được độ phân cách.

Phân tích câu trắc nghiệm E27:

Chỗ sinh hoạt chung trong nơi ở của gia đình thường: A. Được bố trí gần bếp hoặc kết hợp ở trong bếp

C. Bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn D. Bố trí nơi rộng rãi, thoáng mát, đẹp

Các lựa chọn A B C D* Không chọn Tổng cộng

Nhóm điểm cao 10 9 2 15 0 36

Nhóm điểm thấp 12 13 2 9 0 36

Độ khó của câu hỏi là 0,58; độ phân cách là 0,17. Đây là câu hỏi có độ khó vừa phải nhưng độ phân cách kém.

Đáp án D có tương quan thuận với tiêu chí như mong muốn.

Mồi nhử A, B có độ phân cách âm, cho thấy các câu nhiễu tốt, có nhiều học sinh nhóm yếu chọn hơn học sinh nhóm giỏi. Câu nhiễu C có độ phân cách 0, không có sự phân biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Sự khác biệt giữa nhóm cao và nhóm thấp lựa chọn đáp án D là

quá thấp dẫn đến không có khả năng phân cách. Mồi nhử C cần diễn đạt rõ ràng hoặc điều chỉnh cho có sự phân biệt.

Phân tích câu trắc nghiệm F19

Thực phẩm được trộn dầu giấm phải đạt yêu cầu kỹ thuật: A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát

B. Giòn, ráo nước

C. Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men D. Phải khô, săn chắc

Các lựa chọn A* B C D Không chọn Tổng cộng

Nhóm điểm cao 15 5 2 14 0 36

Nhóm điểm thấp 10 4 2 20 0 36

Độ khó của câu hỏi là 0,67; độ phân cách là 0,14. Đây là câu hỏi có độ khó vừa phải nhưng độ phân cách kém.

Đáp án A có tương quan thuận với tiêu chí như mong muốn.

Mồi nhử D có độ phân cách âm, cho thấy các câu nhiễu tốt, có nhiều học sinh nhóm yếu chọn hơn học sinh nhóm giỏi. Câu B có độ phân cách dương, có nhiều học sinh nhóm giỏi chọn hơn học sinh nhóm yếu. Câu nhiễu C có độ phân cách 0, không có sự phân biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Sự khác biệt giữa nhóm cao và nhóm thấp lựa chọn đáp án A là

quá thấp dẫn đến không có khả năng phân cách. Mồi nhử B, C cần diễn đạt rõ ràng hoặc điều chỉnh cho có sự phân biệt.

Một phần của tài liệu Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w